Viêm đường tiết niệu là căn bệnh gây ra không ít biểu hiện khó chịu đối với sức khỏe, đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng người bệnh. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, Atlantic Medical đã tổng hợp và giải đáp về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ngay sau đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiết niệu) là hiện tượng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiết niệu. Trong đó, hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Phần lớn tình trạng nhiễm trùng này liên quan đến đường tiết niệu dưới là bàng quang và niệu đạo. Phân loại bệnh và dấu hiệu bệnh cụ thể bao gồm:
Viêm đường tiết niệu có thể phân loại dựa theo nhiều cách khác nhau. Đối với cách phân loại theo vị trí nhiễm trùng, căn bệnh này được chia thành:
Ngoài ra, một số bác sĩ, chuyên gia còn phân nhiễm trùng đường tiểu thành tiên phát (không có dị tật tiết niệu) và thứ phát (có dị tật tiết niệu).
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường có dấu hiệu tùy theo mức độ và vị trí viêm. Nhưng thông thường, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất bao gồm:
Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân chiếm đến 80% trường hợp viêm nhiễm đường tiết niệu. Các yếu tố từ môi trường bên ngoài lại ảnh hưởng rất lớn khả năng nhiễm bệnh của bệnh nhân và cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ.
Nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu ở nữ giới cao gấp 5 lần so với nam giới. Nguyên nhân một phần là do đường tiết niệu ở nữ ngắn và thẳng hơn nam, môi trường âm đạo ẩm ướt. Đoạn giữa vùng kín và hậu môn ngắn, dễ tạo điều kiện phát triển của vi khuẩn nếu người nữ thường xuyên có những thói quen như:
Nam giới cũng rất dễ bị viêm đường tiết niệu nếu không vệ sinh “cậu nhỏ” sạch sẽ hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới có thể là một biến chứng của các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai.
Ngoài ra, nam giới bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu còn có thể là do các bất thường về đường tiểu như sỏi tiết niệu, bệnh về tuyến tiền liệt hay phẫu thuật đường tiểu…
Tất cả các dạng viêm nhiễm đường tiết niệu khi có triệu chứng đều phải dùng kháng sinh chuyên biệt. Việc lựa chọn kháng sinh sẽ dựa vào tác nhân gây bệnh, bệnh sử, tiền sử dị ứng, khả năng kháng kháng sinh, tính sẵn có của thuốc tại địa phương, giá cả, khả năng dung nạp, khả năng cung ứng thuốc thay thế nếu điều trị thất bại…
Ngoài ra, tùy theo triệu chứng mà bác sĩ có thể thêm các loại thuốc giảm đau, hạ sốt…Trong một số trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật (chẳng hạn như tắc nghẽn đường tiểu nghiêm trọng).
Viêm tiết niệu hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh:
Ngoài ra, một khi bạn đã bị viêm tiết niệu thì việc điều trị dứt điểm để tránh tái lại cũng rất cần thiết. Đặc biệt, không nên tự ý sử dụng kháng sinh điều trị viêm tiết niệu để tránh việc kháng kháng sinh.
Viêm đường tiết niệu mặc dù là căn bệnh gây không ít phiền toái và có thể nguy hiểm đến sức khỏe nếu điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu bạn điều trị theo phác đồ bác sĩ và biết cách chăm sóc, vệ sinh cá nhân, vấn đề này hoàn toàn có thể được cải thiện.
Atlantic Medical là một công ty Dược trẻ với mục tiêu cung cấp thuốc và các chế phẩm...
Kinh nguyệt chính là tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên,...
Quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi lớn...
GCN ĐKDN số 0109881571 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 10/01/2022
© 2023 Copyright by Atlantic Medical All rights reserved.