Không ít phụ nữ sau khi chữa viêm phụ khoa khỏi rồi nhưng bệnh vẫn cứ tái đi tái lại nhiều lần. Vậy tại sao viêm nhiễm phụ khoa chữa mãi không khỏi? Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến viêm nhiễm phụ khoa dễ quay trở lại, điển hình như do vệ sinh không sạch sẽ, kháng kháng sinh,… Dù là nguyên nhân nào, nếu chị em không phát hiện kịp thời, bệnh tái phát gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trong một nghiên cứu trên 220 người có triệu chứng bất thường về âm đạo, có đến 61% chẩn đoán nhiễm trùng âm đạo và 77% nhiễm trùng do nấm men là không chính xác. Tình trạng chẩn đoán sai xảy ra khá thường xuyên do những triệu chứng về viêm phụ khoa rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh về phụ khoa khác.
Chẳng hạn, dịch tiết âm đạo có màu vàng xanh có thể do âm đạo bị nhiễm trùng nấm men, nhưng đôi khi cũng có thể là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc Trichomonas. Nếu muốn biết chính xác, cần phải thực hiện xét nghiệm kỹ lưỡng. Nhưng một số bác sĩ có thể chẩn đoán dựa theo kinh nghiệm thay vì xét nghiệm dịch tiết. Thuốc điều trị ban đầu có thể làm giảm triệu chứng nhưng không loại bỏ đúng nguyên nhân, lâu dần bệnh rất dễ tái nhiễm trở lại.
Hiện tượng kháng kháng sinh tức là khi vi khuẩn có thể chống chọi lại một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh. Hiện tượng này khiến việc lựa chọn kháng sinh cho bệnh nhân viêm phụ khoa trở nên khó khăn hơn.
Thông thường, nếu dùng kháng sinh Clindamycin không có tác dụng thì bác sĩ sẽ lựa chọn Metronidazole – Loại kháng sinh hoạt động chống Bacteroides fragilis (một trong những vi khuẩn gây viêm âm đạo rất phổ biến và dễ bị kháng thuốc) mạnh nhất. Trong trường hợp xấu nhất, vi khuẩn kháng với hầu hết các nhóm kháng sinh thì việc điều trị gần như rơi vào ngõ cụt.
Bệnh nhân dùng sai hoặc không đủ liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể là nguyên nhân gây tái nhiễm viêm phụ khoa. Một số bệnh nhân khi dùng thuốc chỉ uống cho đến khi bệnh chỉ mới vừa giảm là không uống nữa. Điều này rất dễ khiến bệnh tái phát do vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết và có nguy cơ tái phát trở lại.
Khi vi khuẩn tái phát do dùng không đủ liều thuốc, có thể xảy ra tình trạng kháng kháng sinh. Lúc này, việc dùng kháng sinh cũ để điều trị không còn tác dụng nữa.
Kháng sinh điều trị viêm nhiễm phụ khoa có thể vô tình khiến hệ vi sinh âm đạo bị rối loạn. Các lợi khuẩn cũng bị tiêu diệt khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng hơn. Hiện tượng này có thể xảy ra khoảng sau 6 tháng kể từ khi bệnh nhân bắt đầu điều trị viêm phụ khoa.
Nếu bạn dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phụ khoa do vi khuẩn, nguy cơ phát triển nhiễm trùng do nấm men sau đó cũng khá cao. Điều này được cho là do hệ vi sinh âm đạo bị tổn thương do kháng sinh, nấm men dễ phát triển trong môi trường ẩm của âm đạo.
Mặc dù viêm phụ khoa không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng một số hành vi tình dục có thể tạo điều kiện khiến bệnh dễ tái phát. Chẳng hạn quan hệ bằng đường miệng và không sử dụng bao cao su, vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập vào âm đạo và gây viêm.
Cũng có mối liên hệ giữa việc tái nhiễm viêm âm đạo và việc quan hệ với bạn tình trước và sau khi điều trị. Nghiên cứu cho thấy, khả năng tái nhiễm viêm phụ khoa cao gấp 2 – 3 khi phụ nữ có bạn tình là nam giới. Ngoài ra, hoạt động tình dục thô bạo, gây trầy xước âm đạo cũng làm tăng nguy cơ tái viêm phụ khoa.
Sau khi điều trị viêm phụ khoa, nếu bạn không biết cách vệ sinh, đặc biệt là trong ngày đèn đỏ thì nguy cơ tái nhiễm sẽ khá cao. Vệ sinh kém hoặc thụt rửa sâu vào âm đạo khiến vi khuẩn từ môi trường bên ngoài dễ xâm nhập vào sâu bên trong, dễ gây viêm trở lại.
Ít thay băng vệ sinh trong ngày đèn đỏ cũng là một nguyên nhân khiến không ít chị em bị viêm âm đạo. Băng vệ sinh dùng sau 4 – 5 tiếng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, nhóm vi khuẩn kỵ khí phát triển từ băng vệ sinh rất dễ xâm nhập vào âm đạo và gây tái viêm nhiễm.
Hệ miễn dịch bị suy giảm cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm phụ khoa trở lại. Khi miễn dịch yếu đi, khả năng chống chọi của cơ thể trước các tác nhân xấu từ môi trường như vi khuẩn, vi nấm kém hơn. Kết quả là những tác nhân xấu này dễ phát triển và gây ra hiện tượng viêm phụ khoa. Nhất là khi môi trường âm đạo ẩm ướt, yếm khí, thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
Sự thay đổi nồng độ hormon cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh âm đạo và khiến vi khuẩn có hại phát triển. Vậy điều này diễn ra như thế nào?
Estrogen – Hormon sinh dục nữ là nguyên nhân chính. Estrogen thúc đẩy sản xuất đường glycogen, đây là chất dinh dưỡng chính giúp lợi khuẩn Lactobacillus phát triển, cân bằng độ pH thiên về acid trong âm đạo. Nhưng khi hormon estrogen giảm đi, glycogen cũng giảm làm ảnh hưởng đến lợi khuẩn. Kết quả là pH âm đạo thay đổi, tạo điều kiện vi khuẩn xấu phát triển.
Ngoài ra, glycogen cũng là thức ăn cho nấm Candida. Vì thế, khi estrogen tăng cao, glycogen tăng theo tạo điều kiện nấm Candida gây ra viêm âm đạo. Một số thời điểm rất dễ xảy ra thay đổi nồng độ hormon như mang thai, sinh con, trải qua thời kỳ mãn kinh… cũng có thể gây ra tình trạng tái nhiễm viêm phụ khoa dù trước đó chị em đã điều trị bệnh khỏi rồi. Chị em có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung giúp tăng cường nội tiết tố nữ để giúp nuôi dưỡng, phục hồi vùng tam giác từ bên trong.
Tìm hiểu thêm: LadySavior – Bí quyết trở về tuổi xuân từ bên trong
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Tại sao viêm nhiễm phụ khoa chữa mãi không khỏi?” từ Atlantic Medical. Hy vọng những giải đáp trên từ chúng tôi có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa này.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Đội ngũ Dược sĩ của chúng tôi qua Hotline 0936.236.283 hoặc để lại câu hỏi tại đây để giải đáp và tư vấn. Chúc quý vị có sức khoẻ dồi dào và cuộc sống chất lượng!
Atlantic Medical là một công ty Dược trẻ với mục tiêu cung cấp thuốc và các chế phẩm...
Kinh nguyệt chính là tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên,...
Quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi lớn...
GCN ĐKDN số 0109881571 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 10/01/2022
© 2023 Copyright by Atlantic Medical All rights reserved.