Progesteron - hormon kỳ diệu cho thiên chức làm mẹ

Progesteron – Hormon kỳ diệu cho thiên chức làm mẹ

Progesteron cùng với estrogen là hai hormon luôn song hành và chi phối nhiều quá trình chuyển hoá cũng như phát triển riêng biệt của cơ thể nữ giới, đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt và việc mang thai. Vậy mọi người có thắc mắc progesteron là gì, tác dụng của nó với cơ thể như thế nào và sẽ ra sao nếu cơ thể thiếu hoặc thừa progesteron… Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu để giải đáp về các thắc mắc trên. 

1. Progesteron là gì? 

Progesteron là một loại hormone steroid quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ. Nó chủ yếu được sản xuất bởi buồng trứng, tuyến vỏ thượng thận và nhau thai với phụ nữ có thai. Progesteron có vai trò quan trọng trong việc duy trì quá trình mang thai, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và nhiều quá trình chuyển hoá sinh lý khác. 

2. Progesteron được sản xuất ở đâu? 

Progesteron cũng là hormon sinh dục nữ được bài tiết chủ yếu từ hoàng thể vào nửa sau của CKKN. Ở nửa đầu của CKKN nang trứng và tuyến vỏ thượng thận chỉ bài tiết một lượng rất nhỏ progesteron.  

Với phụ nữ có thai, progesteron do nhau thai sinh ra và tham gia vào quá trình phát triển thai nhi.  

Tuy nhiên, nam giới cũng có một lượng nhỏ progesteron được sản xuất ở tuyển vỏ thượng thận. Progesteron ở nam giới có tác dụng trong việc sản xuất tinh binh. 

3.Tác dụng của progesteron với phụ nữ. 

Progesteron là một trong những hormon sinh dục điển hình của nữ giới. Nó quy định lên chu kỳ kinh nguyệt và chuẩn bị cho việc mang thai và sinh nở. 

Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt  

Progesteron ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung và các thay đổi trong khối lượng dịch âm đạo.  

Từ đầu chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn rụng trứng, nồng độ progesteron vẫn thấp. Khi đến giữa chu kỳ, nồng độ LH tăng cao đạt đỉnh, trứng sẽ rụng và phần còn lại sẽ hình thành hoàng thể.  

Ở giai đoạn hoàng thể, progesteron tăng nhanh về nồng độ để chuẩn bị tử cho quá trình thụ tinh, phôi làm tổ bằng cách kích thích các tuyến, mạch máu mới phát triển tử cung người mẹ.  

Nhưng nếu trứng không được thụ tinh, hoàng thể sẽ bị phá vỡ, nồng độ progesteron giảm mạnh. Sự suy giảm này sẽ làm nội mạc tử cung bị phá vỡ, bong tróc, gây ra sự bắt đầu mới của chu kỳ kinh nguyệt. 

Progesteron – hormon kỳ diệu cho thiên chức làm mẹ. 

Trong quá trình mang thai

tác dụng của progesteron
Vai trò của progesteron

Nếu trứng được thụ tinh, hoàng thể không bị phá vỡ và tiếp tục sản xuất progesteron. Lúc này, progesteron sẽ có tác dụng: 

Trên tử cung: Làm thay đổi niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho trứng đã thụ tinh làm tổ; ức chế khả năng co bóp của tử cung, ngăn ngừa sẩy thai.  

Trên vòi trứng: Kích thích niêm mạc vòi trứng tiết dịch chứa chất dinh dưỡng nuôi trứng đã thụ tinh vào buồng tử cung.  

Tuyến vú: Giúp giảm căng tức ngực và ức chế sự hình thành u nang. Đồng thời, progesteron còn kích thích các tế vào tuyến vú tăng sinh, to lên, chuẩn bị sản xuất sữa trong quá trình mang thai. 

Hệ tim mạch: Làm hạ huyết áp và thư giãn các tế bào cơ trơn, mở rộng mạch máu, điều hòa quá trình đông máu  

Hệ miễn dịch: tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại được các tác nhân gây hại từ bên ngoài như vi khuẩn… 

Từ đó duỵ trì quá trình mang thai làm dày niêm mạc tử cung và ngăn chặn tử cung co giật, giúp giữ cho thai nhi nằm trong tử cung. 

Sau khi sinh 

Một lượng lớn progesteron và estrogen được sản xuất ra tham gia kích thích các mô, tuyến vú tăng sinh, to lên, chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiết sữa sau khi em bé chào đời. 

4. Nồng độ progesteron bình thường là bao nhiêu? 

Nồng độ progesteron có thể đo được thông qua xét nghiệm định lượng progesteron. Kết quả định lượng progesteron trong máu có thể cho biết phần nào sức khoẻ sinh sản và chẩn đoán một số bệnh lý. 

Nồng độ progesteron được đo lường theo đơn vị nanogram trên mililit (ng/ml). Dưới đây là mức độ progesteron của phụ nữ bình thường trong chu kỳ và khi mang thai: 

Giai đoạn  Nồng độ progesteron (ng/mL) 
Mãn kinh, đầu chu kỳ kinh nguyệt, nam giới  ≤ 1 
Vào ngày rụng trứng  5 -12 
Sau khi trứng rụng  1.8–24 
Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ)  15-60 
Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ)  25.6-89.4 
Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ)  48.4-42.5 

Tuy nhiên, nồng độ progesteron lại dao động rất nhiều không chỉ theo chu kỳ mà trong ngày cũng có sự thay đổi. Do đó, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà bác sỹ đánh giá mức độ progesteron trong ngưỡng bình thường hoặc không. 

Sự bất thường nồng độ progesteron 

Việc sản xuất và điều hoà progesteron được chi phối với một hệ thống vận hành trơn chu nhịp nhàng – hệ Vùng dưới đồi – Tuyến yên – Buồng trứng. Nhưng dưới các yếu tố gây hại, hệ điều hoà bài tiết progesteron bị rối loạn hoạt động. Nồng độ progesteron có những biến động tăng giảm bất thường, đó cũng có thể là nguyên nhân hoặc là biểu hiện của những rối loạn đáng lo ngại:  

Nồng độ progesteron giảm  Nồng độ progesteron tăng 
  • Không có khinh nguyệt  
  • Sảy thai 
  • Suy buồng trứng 
  • Ung thư buồng trứng 
  • Ung thư tuyến thượng thận 

Loạn sản thượng thận bẩm sinh 

Progesteron thấp có hại gì? 

Tuy nhiên, khi mức độ progesteron ít hơn so với bình thường, không có sự thay đổi luân phiên về nồng độ. Biểu hiện dễ thấy nhất chính là  sẽ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài.  

Còn thiếu hụt progesteron ở phụ nữ chuẩn bị và đang trong quá trình mang thai sẽ gây các nguy cơ: thai kém phát triển, dễ động thai, sảy thai…. Tuyến vú kém phát triển, giảm cung cấp sữa cho bé, dễ dẫn đến tình trạng thiếu sữa, mất sữa sau sinh. 

Tiền mãn kinh, mãn kinh: buồng trứng suy giảm chức năng, các loại hormon do buồng trứng sản sinh cũng dần giảm về số lượng, nồng độ. Khi đó progesteron sẽ giảm xuống thấp và thậm chí về ‘0’ khi mãn kinh. Ngoài ra còn gây ra hàng loạt các triệu chứng: tăng cân, rụng tóc, suy giảm ham muốn… 

Chính vì vậy, việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt rất quan trọng trong việc theo dõi sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Sự thay đổi bất thường progesteron có thể xảy ra trong các tình trạng khác nhau và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe phụ nữ. 

5. Cách cân bằng progesteron cho phụ nữ 

Theo các nghiên cứu, bước qua độ tuổi 30, nội tiết tố nữ giảm dần theo thời gian, kéo theo đó là sự bất thường về nồng độ progesteron. Nguyên nhân là do buồng trứng bước vào thời kỳ ‘suy yếu’, không đáp ứng với các kích thích để sản xuất ra các hormon sinh dục, cũng không gửi được tín hiệu cho trung tâm điều khiển để ‘cầu cứu’. Do đó, để cân bằng lại nội tiết tố nữ thì cách duy nhất là bổ sung nội tiết tố nữ từ bên ngoài, từ đó buồng trứng khoẻ mạnh hơn, sản sinh nhiều hormon hơn, khiến cho cơ thể dần cân bằng lại. 

Tuy nhiên, hiện nay việc bổ sung hormon giới tính nữ lại có những hạn chế: nặng thì tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung; nhẹ thì mất cân bằng nội tiết, cao huyết áp…. Và việc sử dụng hormon giới tính nữ cần phải có chỉ định của bác sỹ. 

Do đó, giải pháp bổ sung nội tiết tố an toàn chính là sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên. Đây là giải pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố an toàn, hiệu quả và toàn diện. Từ đó giúp buồng trứng ‘khoẻ mạnh’ hơn, giải quyết được các vấn đề bất thường về nội tiết tố nữ. 

Viên uống cải thiện nội tiết tố LadySaviorLadySavior chính là giải pháp toàn diện như thế. LadySavior chứa tới 200mg Libifem ®-chiết xuất hạt cỏ cà ri – có cấu trúc tương tự nội tiết tố nữ, giúp bổ sung nội tiết tố nữ thiếu hụt, giúp buồng trứng khoẻ mạnh hơn. Từ đó cơ thể khoẻ mạnh hơn, vóc dáng cân đối, làn da tươi sáng, trẻ trung, tăng cường ham muốn, trải nghiệm tình dục. 

Ngoài ra, một lối sống lành mạnh là điều cực kỳ cần thiết để cân bằng nội tiết tố. 

  • Ăn đủ các nhóm chất thiết yếu cho cơ thể: đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Cùng với việc thêm vào chế độ ăn các thực phẩm có thể tăng cường nội tiết nữ: các loại hạt béo, rau màu xanh… 
  • Tập thể dục đều đặn: các bài tập cải thiện nội tiết tố, cải thiện khí huyết: yoga, đi bộ, bơi lội, kegel.. 
  • Ngủ đủ 8h mỗi ngày, hạn chế căng thẳng 
  • Dành thời gian tận hưởng cuộc sống: nghỉ ngơi, làm những gì mình thích. 

Tóm lại, progesteron là một hormone quan trọng cho quá trình mang thai và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Nó được sản xuất chủ yếu bởi buồng trứng và tuyến tử cung, và có tác dụng điều chỉnh nhiều quá trình trong cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu về từng hormon trong cơ thể và các giai đoạn mà người phụ nữ phải trải qua để thấu hiểu và yêu thương bản thân hơn. Xem ngay. 

Xem tất cả

Bài viết mới nhất:

Đăng ký tư vấn sức khỏe

Kiểm tra tình trạng nội tiết tố nữ của bạn

Bài viết liên quan

Atlantic Medical là một công ty Dược trẻ với mục tiêu cung cấp thuốc và các chế phẩm...

Kinh nguyệt chính là tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên,...

Quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi lớn...