Probiotic có tác dụng gì? 10 tác dụng “thần kỳ” của Probiotic

Probiotic có tác dụng gì? 10 tác dụng “thần kỳ” của Probiotic

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng một lần nghe qua Probiotic. Nhưng Probiotic là gì và có tác dụng gì thì chưa hẳn bạn đã biết. Probiotic vốn là vi sinh vật sống rất có lợi cho sức khỏe, nhất là hoạt động đường ruột, răng miệng, âm đạo. Dưới đây là 10 tác dụng tuyệt vời của Probiotic mà bạn nên biết đến. 

1. Phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo

Probiotic có tác dụng gì đối với âm đạo? Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng, việc sử dụng men vi sinh Probiotic có thể cải thiện hệ vi sinh âm đạo. Cụ thể, Probiotic giúp làm tăng lợi khuẩn, giảm vi khuẩn có hại và duy trì hệ vi sinh âm đạo ổn định. 

Trong một bài phân tích tổng hợp gồm 18 nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp giữa kháng sinh và Probiotic có tác dụng giảm đáng kể tỷ lệ tái phát viêm âm đạo so với việc chỉ sử dụng kháng sinh đơn thuần. Tất nhiên, việc dùng phối hợp giữa Probiotic và kháng sinh cần có chỉ định của bác sĩ bởi nếu dùng không đúng cách, nguy cơ kháng sinh “tiêu diệt” cả lợi khuẩn rất cao. 

Probiotic thường có trong các loại sữa chua, thực phẩm bổ sung có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe âm đạo 
Probiotic thường có trong các loại sữa chua, thực phẩm bổ sung có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe âm đạo

2. Hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu 

Probiotic có sẵn trong thực phẩm hoặc sản phẩm hỗ trợ bổ sung giúp tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng đường niệu, nhất là ở phụ nữ trưởng thành. Ngoài ra, hệ vi sinh âm đạo ổn định nhờ vào men vi sinh cũng có khả năng ngăn ngừa, giảm tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu thông qua viêm âm đạo. 

3. Giảm các triệu chứng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh 

Trong một đánh giá năm 2017 của 17 nghiên cứu (3631 tình nguyện viên) cho thấy, việc cung cấp Probiotic cho bệnh nhân có thể làm giảm một nửa khả năng mắc bệnh tiêu chảy của họ khi dùng kháng sinh. 

Khi kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có hại tại cơ quan bị tổn thương, một lượng kháng sinh cũng “vô tình” phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hậu quả là trong và sau thời gian điều trị kháng sinh, không ít người mắc tiêu chảy do sự cân bằng vi sinh đường ruột bị rối loạn. 

Khi cơ thể được bổ sung Probiotic từ bên ngoài, hệ thống vi khuẩn đường ruột mới hoạt động ổn định trở lại. Sức đề kháng đường ruột dần dần hồi phục như ban đầu. 

Probiotic giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn, giảm triệu chứng tiêu chảy 
Probiotic giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn, giảm triệu chứng tiêu chảy

4. Phòng ngừa viêm ruột và nhiễm trùng huyết ở trẻ sinh non 

Probiotic có khả năng ngăn ngừa viêm ruột ở trẻ sơ sinh. Probiotic bao gồm Lactobacillus và Bifidobacteria mang kết quả tốt nhất đối với hệ vi sinh đường ruột ở trẻ. Men vi sinh cũng rất hữu ích trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng huyết đối với trẻ sinh non. 

5. Giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích

Một đánh giá năm 2018 của 53 nghiên cứu (5545 tình nguyện viên) về men vi sinh trong điều trị Hội chứng ruột kích thích (IBS). Bài đánh giá có kết luận rằng, men vi sinh có lợi cho việc cải thiện các triệu chứng IBS. Nhiều người giảm các triệu chứng đau bụng, đi ngoài thường xuyên sau một thời gian dùng Probiotic. 

6. Giảm viêm da dị ứng 

Nguyên nhân của viêm da dị ứng có thể là do hệ vi sinh trên bề mặt da không ổn định, kết hợp với cơ địa tạo nên tình trạng khô da, ngứa và bong tróc da. Trong một số loại kem bôi dưỡng da, toner dưỡng ẩm gần đây đã xuất hiện các chiết xuất giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh trên da. 

Khi hệ vi sinh da khỏe hơn, khả năng da chống chọi các tác nhân từ môi trường hiệu quả hơn. Đặc biệt là những vùng da nhạy cảm, dễ tổn thương. 

7. Giảm mụn trứng cá

Trong một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, có những cải thiện đáng kể trên làn da khi bệnh nhân sử dụng sữa chua chứa lợi khuẩn Lactobacillus. Nhóm lợi khuẩn này giúp làm tăng cường hệ miễn dịch của da chống lại vi khuẩn có hại từ môi trường.  

Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, người dùng sử dụng Probiotic qua đường uống hay bôi tại chỗ (bôi lên da) cũng đều tác động đến vùng bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, việc sản xuất bất kỳ sản phẩm chứa Probiotic nào dạng bôi trên thị trường cũng đều gặp không ít khó khăn do vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể. 

Probiotic hỗ trợ giảm tình trạng mụn trứng cá 
Probiotic hỗ trợ giảm tình trạng mụn trứng cá

8. Hỗ trợ điều trị bệnh nha chu

Một đánh giá năm 2016 của 12 nghiên cứu (452 tình nguyện viên) cho thấy, Probiotic có khả năng làm giảm vi khuẩn gây bệnh, cải thiện các dấu hiệu viêm nha chu. Một lượng nhỏ lợi khuẩn có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng của lợi khuẩn đối với răng miệng vẫn còn khá ít. Do đó, bạn vẫn chỉ nên xem việc bổ sung Probiotic như một cách để hỗ trợ cải thiện các vấn đề về nha chu mà thôi. 

9. Giảm viêm mũi dị ứng

Một đánh giá từ 23 nghiên cứu (1919 tình nguyện viên) cho thấy, Probiotic đã được sử dụng thử nghiệm để điều trị viêm mũi dị ứng. Kết quả là có những kết quả khá khả quan về khả năng cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng từ lợi khuẩn. 

Nhiều người sau khi dùng lợi khuẩn một thời gian dần giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi, ngứa mũi,… Hoặc tần suất mắc các triệu chứng này vào mùa đông ít hơn. 

10. Táo bón

Một đánh giá năm 2017 của 9 nghiên cứu (778 tình nguyện viên) về men vi sinh trong điều trị táo bón ở người cao tuổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, men vi sinh mang lại một lợi ích không nhỏ trong việc cải thiện chứng táo bón mãn tính. 

Một đánh giá cùng năm từ 7 nghiên cứu (515 tình nguyện viên) ở trẻ em. Các men vi sinh cũng có khả năng cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ, dù rất nhỏ. 

Trên đây là giải đáp từ Atlantic Medical về câu hỏi Probiotic có tác dụng gì. Hy vọng với những giải thích ở trên từ chúng tôi, bạn có thể hiểu rõ về loại men vi sinh luôn âm thầm bảo vệ sức khỏe này.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Đội ngũ Dược sĩ của chúng tôi qua Hotline 0936.236.283 hoặc để lại câu hỏi tại đây để giải đáp và tư vấn. Chúc quý vị có sức khoẻ dồi dào và cuộc sống chất lượng!

Tài liệu tham khảo: 

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9366906/#B44  
  2. https://www.nccih.nih.gov/health/probiotics-what-you-need-to-know 
Xem tất cả

Bài viết mới nhất:

Đăng ký tư vấn sức khỏe

Kiểm tra tình trạng nội tiết tố nữ của bạn

Bài viết liên quan

Atlantic Medical là một công ty Dược trẻ với mục tiêu cung cấp thuốc và các chế phẩm...

Kinh nguyệt chính là tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên,...

Quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi lớn...