Nhận biết bất thường “cô bé” từ dịch tiết âm đạo

Nhận biết bất thường “cô bé” từ dịch tiết âm đạo

Chị em có biết rằng, những thay đổi về dịch tiết âm đạo có thể là dấu hiệu cho một vấn đề nào đó của “cô bé” không? Những sự bất thường về kết cấu, màu sắc, mùi và số lượng dịch âm đạo đều ảnh hưởng đến sức khỏe cơ quan sinh sản. Nhằm giúp chị em nhận biết những bất thường của âm đạo nhanh nhất, hãy cùng Atlantic Medical khám phá nội dung sau đây nhé! 

Dịch tiết âm đạo là gì? 

Dịch tiết âm đạo là chất lỏng thường có màu trắng nhạt, trắng hoặc trong suốt chảy ra từ âm đạo. Chất lỏng được tạo ra bởi các tuyến nằm trong âm đạo, cổ tử cung và nội mạc tử cung. Nhiệm vụ chính của dịch tiết là giúp làm sạch, bôi trơn âm đạo và chống vi khuẩn có hại từ môi trường bên ngoài. 

Dịch tiết của âm đạo 
Dịch tiết của âm đạo

Dịch tiết âm đạo như thế nào là bình thường?

Dịch tiết âm đạo được coi là bình thường khi nó có các đặc điểm như: 

  • Kết cấu: Dịch âm đạo có thể có dạng lỏng, nhớt, đặc hoặc nhão. Khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết tố, dịch tiết âm đạo cũng thay đổi theo. 
  • Màu sắc: Màu âm đạo thường trắng đục, trắng trong hoặc trong suốt. 
  • Mùi: Thông thường, mùi dịch tiết âm đạo sẽ tanh nhẹ hoặc không mùi. 
  • Số lượng: Một số người có dịch tiết âm đạo khá ít, nhưng một số thời điểm như mang thai, dùng thuốc tránh thai hoặc trong thời kỳ rụng trứng,… đều có thể ảnh hưởng đến lượng dịch tiết âm đạo. 

Dịch tiết âm đạo khi nào bất thường?

Bất kỳ thay đổi bất thường nào về màu sắc, mùi, kết cấu hay số lượng dịch tiết đều cho thấy âm đạo của chị em đang gặp vấn đề. Cụ thể bao gồm: 

Màu vàng, xám hoặc xanh lá cây 

Dịch tiết âm đạo có màu vàng, xám hoặc xanh lá cây thường là dấu hiệu âm đạo đang bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai,… Tình trạng nhiễm trùng có thể kèm hiện tượng ngứa rát, khó chịu và âm đạo có mùi hôi. 

Dịch âm đạo màu vàng là dấu hiệu bất tường
Dịch âm đạo màu vàng là dấu hiệu bất tường

Màu nâu hoặc đỏ 

Chất dịch âm đạo có màu nâu hoặc đỏ chỉ xảy ra khi chị em đến kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai (chảy máu khi cấy ghép). Nhưng nếu dịch tiết có màu nâu, đỏ nhưng chưa đến kỳ thì có thể là dấu hiệu của một tổn thương âm đạo khác. 

Trắng và đặc hơn bình thường 

Dịch tiết âm đạo thường có màu trắng hoặc trong và đặc. Nhưng nếu một ngày bạn cảm thấy chất dịch trắng và đặc hơn bình thường, thêm cảm giác ngứa, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm. 

Lượng dịch tăng lên 

Dịch tiết âm đạo tăng bất thường và kèm thay đổi màu sắc, mùi hôi tanh thường là dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Nếu dịch tiết chỉ tăng mà không có dấu hiệu khó chịu khác, đôi khi chỉ là báo hiệu của việc trứng sắp rụng mà thôi. 

Có mùi hôi tanh 

Vùng kín nếu có mùi hôi tanh như cá thối thường là dấu hiệu âm đạo bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu mùi hôi nặng, thậm chí có thể phát hiện thoang thoảng quanh người thì có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis). 

Âm đạo nếu có mùi chua, tương tự như mùi bia, kèm theo ngứa có thể là dấu hiệu của một lượng nhỏ nấm Candida trong âm đạo. Nếu “cô bé” có mùi hành, tỏi kéo dài có thể là do vệ sinh chưa sạch hoặc ảnh hưởng từ món ăn trong ngày như hành. 

Dịch tiết có màu và mùi bất thường có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm âm đạo 
Dịch tiết có màu và mùi bất thường có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm âm đạo

Nguyên nhân khiến dịch âm đạo bất thường 

Hầu như sự thay đổi về dịch tiết âm đạo có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, cụ thể bao gồm: 

  • Viêm do vi khuẩn: Lượng vi khuẩn có hại phát triển trong âm đạo có thể do quan hệ tình dục, dùng chung khăn, đồ lót với người nhiễm bệnh. 
  • Nấm Candida: Nhiễm trùng âm đạo do nấm Candida khá phổ biến, dịch tiết lúc này thường có màu trắng đục, hơi ngả vàng và chất dịch như phô mai. Niêm mạc âm đạo có thể sưng, ngứa, khi quan hệ sẽ đau. 
  • Bệnh lậu và Chlamydia: Lậu và Chlamydia là hai bệnh lây qua đường tình dục. Một số người khi mắc bệnh này thường có dịch tiết âm đạo màu vàng đục hoặc xanh. Nếu bệnh không được điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm có thể nặng hơn, lan rộng sang vùng xung quanh và khó điều trị. 
  • Nguyên nhân khác: 
  • Âm đạo có dị vật: Tampon hoặc bông gòn khi mắc kẹt trong âm đạo có thể là nguồn vi khuẩn gây viêm. 
  • Kích ứng: Một số loại xà phòng, chất bôi trơn hoặc bao cao su, đồ chơi tình dục có chất gây kích ứng niêm mạc âm đạo và gây viêm, từ đó làm thay đổi dịch tiết âm đạo. 
  • Do rụng trứng: Vào khoảng thời gian rụng trứng, dịch tiết âm đạo có thể tiết ra nhiều hơn, có màu trong và dễ kết dính. Điều này nhằm giúp tinh trùng dễ bơi đến gặp trứng và thụ tinh. 

Giải pháp cải thiện dịch tiết “cô bé”

Cách tốt nhất để cải thiện dịch tiết âm đạo nếu bạn nhận thấy chúng có vấn đề là cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và hỗ trợ điều trị. Trong và sau thời gian áp dụng phác đồ điều trị, chị em cũng cần đặc biệt quan tâm đến cách vệ sinh “cô bé” để luôn giữ môi trường âm đạo ở trạng thái tốt nhất. 

Một số “mẹo” vệ sinh mà chị em có thể áp dụng như: 

  • Dùng gel rửa chuyên dụng có thể kháng khuẩn, dưỡng ẩm, cân bằng độ pH vùng kín như RosyCare
  • Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo. 
  • Lau âm đạo sau khi đi vệ sinh. 
  • Lau âm đạo từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ trực tràng xâm nhập vào âm đạo. 
  • Không mặc đồ lót chật, nên thay đồ lót ít nhất 1 ngày 1 lần. 
  • Không dùng chung đồ lót, khăn tắm với người khác. 
Việc thăm khám, điều trị theo phác đồ bác sĩ và vệ sinh âm đạo rất quan trọng
Việc thăm khám, điều trị theo phác đồ bác sĩ và vệ sinh âm đạo rất quan trọng

Bất kỳ sự thay đổi nào của dịch tiết âm đạo đều ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Do đó, việc quan sát dịch “cô bé” cực kỳ quan trọng, giúp chị em phát hiện, ngăn chặn sớm các vấn đề xấu của cơ thể. Hy vọng với những gợi ý trên, chị em có thể chăm sóc bản thân thật tốt nhé. 

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm, hãy liên hệ qua hotline 093.6236.283 hoặc tìm hiểu tại đây từ để được tư vấn chi tiết nhé! 

Xem tất cả

Bài viết mới nhất:

Đăng ký tư vấn sức khỏe

Kiểm tra tình trạng nội tiết tố nữ của bạn

Bài viết liên quan

Atlantic Medical là một công ty Dược trẻ với mục tiêu cung cấp thuốc và các chế phẩm...

Kinh nguyệt chính là tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên,...

Quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi lớn...