Hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ: Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường

Hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ: Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường

Hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ xuất hiện nhiều trong giai đoạn mãn kinh hoặc người có tiền sử béo phì, tăng huyết áp, cholesterol máu cao, nhiều lần mang thai, dùng thuốc tránh thai, mắc hội chứng buồng trứng đa nang… Chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác ở phụ nữ.

Hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ là gì?

Hội chứng chuyển hóa là sự kết hợp một nhóm các yếu tố nguy cơ trên cơ thể một người, bao gồm:

  • Dư thừa mỡ ở vòng eo (béo bụng) 
  • Kháng insulin, nồng độ đường huyết tăng (cơ thể không sử dụng insulin và đường một cách hiệu quả)
  • Rối loạn lipid máu (triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo mảng xơ vữa ở thành động mạch)
  • Tăng huyết áp
  • Tiền đông máu (tăng fibrinogen và chất ức chế plasminogen hoạt hoá PAI-1 cao trong máu)
  • Tiền viêm (CRP tăng cao trong máu)

Hội chứng chuyển hóa gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Người mắc hội chứng chuyển hoá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 5 lần và nguy cơ tử vong tăng gấp đôi so với người bình thường. 

Hiện nay, hội chứng chuyển hoá rất phổ biến. Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM năm 2019, tại Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành mắc hội chứng chuyển hóa là 36%, trong đó nữ giới chiếm phần trăm cao hơn nam giới và thậm chí tỷ lệ này đang ngày càng gia tăng nhanh chóng. 

Mặc dù các yếu tố để xác định hội chứng chuyển hoá ở nữ giới và nam giới là như nhau nhưng sự khác biệt về giới liên quan rất nhiều đến mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, cụ thể:

  • Nguy cơ béo phì gây dư thừa mỡ ở vòng eo ở phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới.
  • Nồng độ triglycerid máu cao ở phụ nữ tác động đến bệnh động mạch vành nặng hơn và gây nhiều biến chứng hơn so với nam giới.
  • Tình trạng tăng huyết áp phổ biến ở phụ nữ hơn (theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ).
  • Mức đường huyết ở phụ nữ tăng cao khi đói và điều này ngược lại ở nam giới.

Chính vì thế, hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ gây hậu quả càng nghiêm trọng hơn và là vấn đề không thể bỏ qua.

Hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ

Nguyên nhân

Hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ là hậu quả của nhiều yếu tố phức tạp tạo thành. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hội chứng này có liên quan đến hiện tượng kháng insulin.

Insulin là một hormon do tụy sản xuất ra và có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Bình thường, thức ăn được tiêu hoá thành đường (glucose) và vào trong tế bào nhờ insulin. Ở bệnh nhân kháng insulin, glucose không thể vào tế bào một cách dễ dạng và cơ thể đáp ứng bằng cách sản xuất thêm nhiều insulin hơn. Kết quả là nồng độ insulin máu tăng cao, kéo theo triglycerid và các chất béo khác trong máu cũng tăng lên. Các yếu tố này ảnh hưởng tới thận và làm tăng huyết áp. Do đó, tất cả các tác hại của hiện tượng kháng insulin gây ra đều dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường (sản xuất quá mức làm tuyến tụy mất khả năng tiết đủ insulin để điều chỉnh đường huyết về mức bình thường) và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng insulin. Có thể do gen và một số yếu tố từ môi trường, lối sống gây ra.

Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi: Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng dần theo độ tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh <10% ở lứa tuổi 20 và tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60.
  • Béo phì: BMI > 23 làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Cơ thể hoạt động nhờ năng lượng từ glucose và glycogen (glucose dạng dự trữ). Lười vận động sẽ làm ứ đọng nhiều glucose hơn và thiếu nhạy cảm với insulin, từ đó gây nên hiện tượng kháng insulin.
  • Một số loại thuốc: Corticosteroid, một số thuốc điều trị tăng huyết áp, điều trị bệnh tâm lý hoặc phương pháp điều trị HIV gây tăng nguy cơ kháng insulin.

Nhìn chung, các yếu tố trên làm tăng khả năng mắc tình trạng này ở cả nữ giới và nam giới. Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố đặc biệt chỉ xảy ra ở nữ giới, tác động trực tiếp đến hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ:

  • Tăng cân trong thời kỳ mang thai.
  • Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Một số bệnh lý khác: Hội chứng buồng trứng đa nang, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật…

Dấu hiệu của hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ

Không phải tất cả các yếu tố của hội chứng chuyển hóa đều biểu hiện những triệu chứng rõ rệt trên cơ thể. Ví dụ, tình trạng rối loạn lipid máu (triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp) thường không có dấu hiệu nhận biết.

Trái lại, tình trạng tăng đường huyết có thể dễ dàng nhận ra bằng các triệu chứng:

  • Mệt mỏi.
  • Mờ mắt.
  • Da vùng hai bên cổ, gáy và nách sẫm màu.
  • Khát nước.
  • Tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm.

Bên cạnh đó, hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, ảnh hưởng nhiều đến khả năng điều hoà nội tiết tố, quá trình rụng trứng, thụ tinh và mang thai. Vì thế, những thay đổi sinh lý này làm giảm sức khỏe sinh sản ở nữ giới, biểu hiện ở tình trạng không rụng trứng, kinh nguyệt không đều, rong kinh, vô kinh, đau bụng kinh dữ dội, mang thai ngoài tử cung, sinh non, sảy thai…

Hội chứng chuyển hóa không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường mà còn gây rối loạn nội tiết tố, bệnh phụ khoa ở nữ giới.
Hội chứng chuyển hóa không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường mà còn gây rối loạn nội tiết tố, bệnh phụ khoa ở nữ giới.

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Nếu bạn nhận thấy cơ thể đang có những dấu hiệu kể trên, hãy đến các cơ sở y tế để được khám sức khỏe và làm các xét nghiệm có liên quan. Hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ được chẩn đoán là dương tính khi có đủ 3 trong 5 yếu tố sau:

  • Chu vi vòng eo ≥88cm.
  • Nồng độ đường huyết (khi đói) ≥110 mg/dl (6,11 mmol/l).
  • Triglycerid máu ≥150 mg/dl (1,70 mmol/l).
  • HDL-C máu <50 mg/dl (1,30 mmol/l).
  • Huyết áp ≥130/85 mmHg.

Điều trị và phòng ngừa hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ

Tạo dựng và duy trì lối sống lành mạnh

Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh là chìa khoá để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng chuyển hóa. Điều này đòi hỏi bạn phải nỗ lực và kiên trì hàng ngày.

  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường (BMI 18,5 – 22,9kg/m2).
  • Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế chất béo có hại, tăng cường các loại cá, rau củ, hoa quả và các loại hạt.
  • Hạn chế hút thuốc, rượu bia.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Tập thể dục đều đặn 30 – 60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải.
  • Kiểm soát căng thẳng, stress bằng cách tập yoga, các bài tập thư giãn…
  • Khám tổng quát định kỳ mỗi năm.

Một số thuốc và phương pháp trị liệu

Sau khi được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các thuốc và phương pháp phù hợp. Thông thường là các thuốc trị tiểu đường đường uống (metformin), thuốc điều trị rối loạn lipid máu (statin), thuốc hạ huyết áp (thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi) hoặc các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ, trị liệu tâm lý, phẫu thuật giảm cân…

Đặc biệt, đối với phụ nữ, hội chứng chuyển hóa gây nên các rối loạn nội tiết tố nên việc bổ sung thêm sản phẩm có thành phần giàu phytoestrogen như Libifem chiết xuất hạt cỏ cà ri, isoflavon chiết xuất mầm đậu nành… cũng là điều vô cùng cần thiết để giảm tác động của những triệu chứng không mong muốn trên cơ thể. 

Hội chứng chuyển hóa đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Không chỉ phụ nữ mà tất cả chúng ta đều cần nâng cao nhận thức của mình về hội chứng này, để bảo vệ sức khoẻ của chính mình và những người xung quanh. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0936.236.283 hoặc để lại câu hỏi tại đây để được các dược sĩ của Atlantic Medical giải đáp và tư vấn.

Chúc quý vị cùng gia đình sức khoẻ dồi dào và cuộc sống chất lượng!

Xem tất cả

Bài viết mới nhất:

Đăng ký tư vấn sức khỏe

Kiểm tra tình trạng nội tiết tố nữ của bạn

Bài viết liên quan

Atlantic Medical là một công ty Dược trẻ với mục tiêu cung cấp thuốc và các chế phẩm...

Kinh nguyệt chính là tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên,...

Quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi lớn...