Vô sinh là vấn đề phổ biến mà nhiều cặp đôi trên khắp thế giới đang phải đối diện, ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống tình cảm và hôn nhân của họ. Nghiên cứu cho thấy, các yếu tố liên quan đến phụ nữ chiếm đến 40% tổng số trường hợp hiếm muộn nói chung. Do đó, việc hiểu rõ về vô sinh nữ, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa là vô cùng quan trọng.
Vô sinh là tình trạng người phụ nữ không thể mang thai tự nhiên sau 1 năm quan hệ vợ chồng mà không dùng biện pháp tránh thai nào. Khi nguyên nhân gây vô sinh được xác định từ nữ giới, thì được coi là vô sinh nữ, hay vô sinh do yếu tố nữ.
Trung bình, cứ 10 phụ nữ sẽ có 1 người phải đối mặt với tình trạng này, tỉ lệ đó tăng lên khi phụ nữ trên 35 tuổi. Vì vậy, Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ khuyến nghị, các cặp vợ chồng nên bắt đầu thăm khám và có phương án điều trị nếu không thể mang thai khi quan hệ tình dục không biện pháp trong vòng 12 tháng, hoặc trong vòng 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi.
Nguyên nhân chính gây vô sinh ở nữ giới là do mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt ở nồng độ estrogen và progesteron. Các hormon này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng của phụ nữ, dẫn đến tình trạng không rụng trứng hoặc không rụng trứng thường xuyên, từ đó gây nên hầu hết các trường hợp vô sinh.
Hơn nữa, các thói quen không lành mạnh, lạm dụng chất kích thích, căng thẳng thường xuyên hay các bệnh lý liên quan như rối loạn chức năng vùng dưới đồi, tăng sản xuất prolactin ở tuyến yên… cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của nữ giới thông qua tình trạng mất cân bằng các hormon trong cơ thể.
Bên cạnh sự mất cân bằng nội tiết tố, vô sinh nữ còn có thể do cơ quan sinh sản bị tổn thương, cụ thể là tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Hầu hết các bệnh lý làm tổn thương các cơ quan này đều là nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn ở nữ giới, điển hình với:
Ngoài các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp, có nhiều yếu tố khác nhau làm tăng nguy cơ dẫn đến vô sinh, bao gồm:
Phần lớn các trường hợp vô sinh nữ đều không có triệu chứng rõ ràng. Mặc dù vậy, vẫn có một số dấu hiệu cảnh báo hiếm muộn mà các chị em phụ nữ nên để ý:
Nếu gặp một hay nhiều các dấu hiệu kể trên, bạn nên đặt lịch thăm khám và làm các xét nghiệm cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị chính xác.
Sau khi được chẩn đoán vô sinh nữ, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và chỉ định cho người bệnh một hay nhiều phương án điều trị.
Hiện nay thuốc kê đơn và sử dụng để hỗ trợ sinh sản rất phổ biến, điển hình là thuốc điều hoà nội tiết tố và thuốc kích thích rụng trứng. Tuy nhiên, thuốc điều trị chỉ có tác dụng cao với phụ nữ không mắc các bệnh lý nghiêm trọng trên cơ quan sinh sản và việc sử dụng thuốc cần được theo dõi sát sao bởi người có chuyên môn.
Tuỳ vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý, các bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến nghị người bệnh có nên làm phẫu thuật trên các cơ quan đang bị tổn thương hay không để cải thiện khả năng mang thai.
Những phụ nữ hiếm muộn không thể điều trị bằng 2 phương pháp điều trị nói trên vẫn có thể lựa chọn mang thai với sự trợ giúp của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thông thường là thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. Tỷ lệ thành công chính xác cũng như các rủi ro có thể xảy ra là khác nhau ở mỗi người bệnh. Vì vậy, nếu lựa chọn phương pháp này, bạn cần cân nhắc thật kĩ trước khi đưa ra quyết định.
Với những chị em đang dự tính mang thai trong tương lai hay còn lo ngại nhiều về tình trạng vô sinh, nên tham khảo các lưu ý từ chuyên gia để phòng ngừa cho bản thân mình ngay từ bây giờ.
Để xây dựng một lối sống lý tưởng và khỏe mạnh cho hệ thống cơ quan sinh sản trong cơ thể, bạn cần tuân thủ:
Khả năng sinh sản của phụ nữ hoàn toàn có thể được cải thiện một cách tự nhiên với sự trợ giúp của các sản phẩm bổ sung giàu phytoestrogen thảo dược chứa thành phần Libifem từ hạt cỏ cà ri hay isoflavon từ mầm đậu nành hoặc một số loại sâm… Để phòng ngừa vô sinh hiệu quả và an toàn, bạn nên tìm hiểu kỹ các sản phẩm bổ sung trước khi sử dụng.
Vô sinh là tình trạng hoàn toàn không thể coi nhẹ. Khi nhận thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên điều chỉnh lại lối sống của mình và sử dụng các sản phẩm bổ sung nếu thấy cần thiết. Trường hợp những dấu hiệu đó không có xu hướng giảm dần, bạn nên hẹn lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể.
If you have any questions, please pick up the phone and contact us immediately via Hotline 0936.236.283 or leave a question here to receive answers and advice from Atlantic Medical's pharmacists.
Wishing you and your family good health and quality life!
Business Registration Certificate No. 0109881571 issued by Hanoi Department of Planning and Investment on January 10, 2022
© 2023 Copyright by Atlantic Medical All rights reserved.