Viêm đường tiết niệu là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh gây ra không ít biểu hiện khó chịu đối với sức khỏe, đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng người bệnh. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, Atlantic Medical đã tổng hợp và giải đáp về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ngay sau đây, hãy cùng theo dõi nhé! 

Viêm đường tiết niệu là gì? 

Viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiết niệu) là hiện tượng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiết niệu. Trong đó, hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Phần lớn tình trạng nhiễm trùng này liên quan đến đường tiết niệu dưới là bàng quang và niệu đạo. Phân loại bệnh và dấu hiệu bệnh cụ thể bao gồm: 

Phân loại

Viêm đường tiết niệu có thể phân loại dựa theo nhiều cách khác nhau. Đối với cách phân loại theo vị trí nhiễm trùng, căn bệnh này được chia thành: 

  • Nhiễm trùng đường tiểu dưới (viêm bàng quang). 
  • Nhiễm trùng đường tiểu trên (viêm thận – bể thận cấp): nguyên nhân có thể do vi khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên trên hoặc do nhiễm trùng máu. 
  • Nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng: cơ thể hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng. 

Ngoài ra, một số bác sĩ, chuyên gia còn phân nhiễm trùng đường tiểu thành tiên phát (không có dị tật tiết niệu) và thứ phát (có dị tật tiết niệu). 

Dấu hiệu 

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường có dấu hiệu tùy theo mức độ và vị trí viêm. Nhưng thông thường, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất bao gồm: 

  • Viêm niệu đạo: Cảm giác tiểu buốt, ở nam giới còn có tiết dịch niệu đạo. Chất dịch có thể chứa mủ, màu trắng, chứa dịch nhầy, có mùi hôi. 
  • Viêm bàng quang: Bệnh khởi phát đột ngột, dấu hiệu điển hình nhất là tiểu gấp, tiểu nhiều lần. Khi tiểu có cảm giác nóng rát hoặc đau kể cả khi lượng nước tiểu rất ít, tiểu đêm, đau trên vùng xương mu, đau lan sang thắt lưng. Nước tiểu có màu đục, thậm chí là có lẫn máu (khá hiếm). Một số trường hợp còn có sốt nhẹ. Tình trạng tiểu hơi (tiểu có bọt khí) có thể xảy ra khi nhiễm trùng bàng quang – ruột hoặc dò bàng quang – âm đạo, viêm bàng quang do vi khuẩn sinh hơi. 
  • Viêm thận bể thận cấp: Dấu hiệu gần giống như viêm bàng quang. Một số người sẽ có thêm triệu chứng rét run, sốt, đau vùng hông lưng, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn. 
Tiểu buốt là một trong những triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi đường tiết niệu bị viêm
Tiểu buốt là một trong những triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi đường tiết niệu bị viêm

Nguyên nhân của viêm đường tiết niệu 

Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân chiếm đến 80% trường hợp viêm nhiễm đường tiết niệu. Các yếu tố từ môi trường bên ngoài lại ảnh hưởng rất lớn khả năng nhiễm bệnh của bệnh nhân và cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ. 

Viêm nhiễm đường tiết niệu ở nữ giới 

Nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu ở nữ giới cao gấp 5 lần so với nam giới. Nguyên nhân một phần là do đường tiết niệu ở nữ ngắn và thẳng hơn nam, môi trường âm đạo ẩm ướt. Đoạn giữa vùng kín và hậu môn ngắn, dễ tạo điều kiện phát triển của vi khuẩn nếu người nữ thường xuyên có những thói quen như: 

  • Dùng giấy vệ sinh lau chùi từ sau ra trước. 
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Uống ít nước, thường xuyên nhịn tiểu. 
  • Thụt rửa âm đạo sâu và thường xuyên làm mất cân bằng môi trường âm đạo. 
  • Quan hệ mạnh bạo, làm trầy xước âm đạo. 
  • Dùng thuốc điều trị, đặc biệt là dùng kháng sinh trong thời gian dài. 
Viêm nhiễm đường tiết niệu ở nữ giới cao gấp 5 lần so với nam
Viêm nhiễm đường tiết niệu ở nữ giới cao gấp 5 lần so với nam

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới 

Nam giới cũng rất dễ bị viêm đường tiết niệu nếu không vệ sinh “cậu nhỏ” sạch sẽ hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới có thể là một biến chứng của các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai. 

Ngoài ra, nam giới bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu còn có thể là do các bất thường về đường tiểu như sỏi tiết niệu, bệnh về tuyến tiền liệt hay phẫu thuật đường tiểu… 

Điều trị viêm đường tiết niệu

Tất cả các dạng viêm nhiễm đường tiết niệu khi có triệu chứng đều phải dùng kháng sinh chuyên biệt. Việc lựa chọn kháng sinh sẽ dựa vào tác nhân gây bệnh, bệnh sử, tiền sử dị ứng, khả năng kháng kháng sinh, tính sẵn có của thuốc tại địa phương, giá cả, khả năng dung nạp, khả năng cung ứng thuốc thay thế nếu điều trị thất bại… 

Ngoài ra, tùy theo triệu chứng mà bác sĩ có thể thêm các loại thuốc giảm đau, hạ sốt…Trong một số trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật (chẳng hạn như tắc nghẽn đường tiểu nghiêm trọng). 

Phòng ngừa viêm tiết niệu 

Viêm tiết niệu hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: 

  • Giữ gìn vệ sinh bằng cách lau sạch vùng kín sau khi ngoài.  
  • Tăng cường uống nước, không nhịn tiểu, tránh thụt rửa thường xuyên (ở nữ).  
  • Quan hệ tình dục lành mạnh với bao cao su để bảo vệ bản thân và bạn tình.  
  • Nữ giới  nên hạn chế tối đa dùng chất diệt tinh trùng thông qua phim đặt âm đạo. 

Ngoài ra, một khi bạn đã bị viêm tiết niệu thì việc điều trị dứt điểm để tránh tái lại cũng rất cần thiết. Đặc biệt, không nên tự ý sử dụng kháng sinh điều trị viêm tiết niệu để tránh việc kháng kháng sinh. 

Sinh hoạt lành mạnh là cách phòng ngừa viêm tiết niệu hiệu quả nhất hiện nay
Sinh hoạt lành mạnh là cách phòng ngừa viêm tiết niệu hiệu quả nhất hiện nay

Viêm đường tiết niệu mặc dù là căn bệnh gây không ít phiền toái và có thể nguy hiểm đến sức khỏe nếu điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu bạn điều trị theo phác đồ bác sĩ và biết cách chăm sóc, vệ sinh cá nhân, vấn đề này hoàn toàn có thể được cải thiện.  

See all

New post:

Sign up for health consultation

Check your female hormone status

Related articles

[…]

...