Top 8 đối tượng dễ bị tiểu són nhất và mẹo khắc phục ngay tại nhà

Top 8 đối tượng dễ bị tiểu són nhất và mẹo khắc phục ngay tại nhà

Tình trạng són tiểu khiến nước tiểu rỉ ra ngoài không được kiểm soát, không ít người cảm thấy xấu hổ, tự ti. Bệnh này khá phổ biến, nhất là ở phụ nữ mang thai, sau sinh, người cao tuổi và một số đối tượng khác. Vậy những ai dễ bị tiểu són nhất và cách khắc phục vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Atlantic Medical tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé! 

Tình trạng són tiểu là gì?

Són tiểu (tiểu không kiểm soát – Urinary Incontinence) là tình trạng mất kiểm soát hoạt động tự chủ khi tiểu tiện. Khi đó, nước tiểu thường xuyên bị rò rỉ ra ngoài làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bạn. 

Việc mất kiểm soát nước tiểu thường xảy ra khi cười, ho, hắt xì hơi bị són tiểu hoặc hoạt động gắng sức như bưng bê, tập thể thao làm nước tiểu rỉ ra ngoài. Một số người có cảm giác “phải đi” nhưng lại không kiềm được cho đến khi vào được nhà vệ sinh. 

Hiện tượng són tiểu rất phổ biến 
Hiện tượng són tiểu rất phổ biến

Những ai có nguy cơ cao bị tiểu són?

Tình trạng són tiểu xảy ra ở phụ nữ nhiều gấp đôi so với nam giới. Điều này được cho là do phụ nữ phải trải qua nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản như mang thai, sinh con và mãn kinh nên làm chức năng bàng quang cũng thay đổi. Dù vậy, người nam vẫn có nguy cơ són tiểu do nhiều nguyên nhân khác. 

Nhìn chung, són tiểu thường xảy ra nhất ở những người gặp một trong các vấn đề sau: 

1. Phụ nữ mang thai và sau sinh

Theo một số nghiên cứu, có đến 4 – 10 phụ nữ bị són tiểu khi mang thai. Trong thời kỳ mang thai, thai nhi lớn lên sẽ chèn ép bàng quang, niệu đạo và các cơ sàn chậu. Thai nhi càng lớn theo thời gian, áp lực này làm suy yếu cơ sàn chậu, kết quả là mẹ bầu dễ bị rỉ nước tiểu. 

Trong quá trình sinh nở, đặc biệt là sinh thường, vùng cơ sàn chậu dễ bị suy yếu và tổn thương các dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Do đó, sau khi sinh em bé, không ít phụ nữ bị tiểu són một thời gian. Tuy nhiên, vấn đề này có thể hồi phục sau một thời gian, chỉ khi sau khoảng 6 tuần kể từ lúc sinh xong mẹ vẫn còn gặp són tiểu thì mới cần đến gặp bác sĩ. 

Ngoài go out, khi tử cung co lại trong những tuần đầu sau sinh, nó sẽ nằm ngay trên bàng quang và chèn ép khu vực này, khiến việc tiểu trở nên mất kiểm soát hơn. 

Tiểu bị són ở phụ nữ mang thai 
Tiểu bị són ở phụ nữ mang thai

2. Người cao tuổi hoặc phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh

Cơ bàng quang và niệu đạo cũng mất đi một phần sức mạnh khi cơ thể lão hóa. Điều đó khiến bạn khó giữ được nhiều nước tiểu hơn khi về già. Độ tuổi thường xuất hiện nhất là ở người từ 50 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, người lớn tuổi mắc bệnh Alzheimer cũng gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát khả năng đi tiểu. Vì thế, họ cũng dễ mắc són tiểu hơn. 

Với nữ giới, một số nghiên cứu cho thấy rằng, nồng độ hormon estrogen thấp sau mãn kinh có thể làm suy yếu niệu đạo. Cụ thể, estrogen có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa collagen, dẫn đến tác động các mô liên kết quanh niệu đạo, từ đó việc đóng mở niệu đạo bị ảnh hưởng. 

Không ít phụ nữ mãn kinh bị són tiểu 
Không ít phụ nữ mãn kinh bị són tiểu

3. Người thừa cân

Người thừa cân có lớp mỡ dày, chúng gây áp lực lên bàng quang, lâu dần làm suy yếu các cơ theo thời gian. Bàng quang khi yếu đi sẽ không thể chứa nhiều nước tiểu. Nhất là khi bạn ho hoặc hắt hơn, nước tiểu có nguy cơ dễ bị rỉ ra ngoài nhiều hơn. 

4. Táo bón

Đối với người bị táo bón lâu ngày (mãn tính), vấn đề kiểm soát bàng quang thường gặp khó khăn hơn. Việc gắng sức đi tiểu gây ra áp lực lên bàng quang và cơ sàn chậu, lâu dần làm các cơ này yếu đi và gây ra hiện tượng tiểu không tự chủ. 

5. Người bị tiểu đường

Khi một người mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài, có lượng đường trong máu cao, các dây thần kinh bắt đầu bị tổn thương. Nếu bệnh nhân bị tổn thương dây thần kinh đuôi ngựa (dây thần kinh ảnh hưởng đến hai chi dưới, bàng quang, trực tràng), họ có thể bị mất kiểm soát bàng quang và ruột. Điều này khiến bệnh nhân khó tự chủ khi tiểu tiện lẫn đại tiện. 

6. Người bị phì đại tuyến tiền liệt

Ở nam giới, mắc phì đại tuyến tiền liệt, tình trạng són tiểu có thể xảy ra do tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH). Hiện tượng này khiến đường ra của bàng quang bị tắt nghẽn, dòng tiểu yếu, tiểu ngập ngừng, tiểu gấp, tiểu đêm và tiểu són. 

7. Sử dụng một số thuốc

Một số loại thuốc lợi tiểu (dùng trong điều trị suy tim, tăng huyết áp, xơ gan, bệnh về thận) có thể gây hiện tượng són tiểu. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất khi bạn ngừng dùng thuốc nên không cần phải quá lo lắng. 

8. Thường xuyên dùng đồ uống chứa caffeine

Đồ uống chứa caffeine thường khiến bàng quang nhanh đầy hơn, dễ bị rỉ nước tiểu ra ngoài. Một vài nghiên cứu còn cho thấy, phụ nữ uống nhiều hơn 2 cốc cà phê mỗi ngày có thể dễ gặp vấn đề về tiểu không tự chủ hơn. 

Thường xuyên uống cà phê có thể gây tiểu không tự chủ 
Thường xuyên uống cà phê có thể gây tiểu không tự chủ

Tiểu són kéo dài trong bao lâu?

Tùy theo nguyên nhân của tiểu són Friend Have phải “sống chung” với tình trạng này hay không. Nếu nguyên nhân do mang thai, sau sinh con của phụ nữ, thông thường chỉ mất vài tuần hoặc vài tháng để són tiểu biến mất. Nếu són tiểu do táo bón, tiểu đường… hoặc chỉ đơn thuần là do bạn uống quá nhiều cà phê trong thời gian dài thì chỉ cần cải thiện bệnh gốc là són tiểu sẽ biến mất. 

Tuy nhiên, đối với một số bệnh mạn tính, tuổi cao, tình trạng tiểu són có thể kéo dài và khó hồi phục. Bạn chỉ có thể khắc phục bằng cách áp dụng một số bài tập, thay đổi chế độ sinh hoạt và dùng đồ lót hỗ trợ. 

Mẹo cải thiện tình trạng són tiểu ngay tại nhà

1. Bài tập kegel chữa són tiểu

Bài tập kegel là một trong những phương pháp cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu rất tốt kể cả phụ nữ mang thai, sau sinh cho đến nam giới mắc phì đại tuyến tiền liệt. Cách tập luyện kegel cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Xác định cơ sàn chậu ở đâu bằng cách ngưng tiểu giữa dòng. 
  • Bước 2: Ngồi quỳ trên sàn, mông đặt lên hai gót chân và giữ lưng thẳng. 
  • Bước 3: Hít thật sâu để co các cơ sàn chậu trong 5 giây rồi thả lỏng cơ trong 5 giây tiếp theo. 

Cố gắng thực hiện tối đa ba hiệp, mỗi hiệp 10 lần mỗi ngày. Bài tập này có tác dụng cải thiện lâu dài, vì thế bạn cần kiên trì để đạt hiệu quả tối ưu nhất. 

Luyện tập kegel cải thiện cơ sàn chậu rất hiệu quả và được áp dụng rộng rãi
Luyện tập kegel cải thiện cơ sàn chậu rất hiệu quả và được áp dụng rộng rãi

2. Huấn luyện bàng quang

Huấn luyện bàng quang bằng cách đi tiểu đúng giờ, đúng số lần trong ngày là một cách khá hiệu quả để cải thiện tiểu són. Bạn nên bắt đầu bằng cách nhịn đi tiểu ít nhất 10 phút nếu cơ thể bắt đầu có cảm giác buồn tiểu. Cố gắng kéo dài thời gian giữa hai lần đi tiểu cho đến khi bạn có thể nhịn được từ 2,5 – 3,5 giờ. 

3. Điều chỉnh lối sống và duy trì cân nặng

Diet and lifestyle cũng như duy trì cân năng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bàng quang. Trước hết, bạn cần tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, việc này giúp tránh táo bón, giảm áp lực lên bàng quang. Bên cạnh đó, đừng quên uống đủ nước mỗi ngày với khoảng 2 lít nước/ngày. Tránh các loại nước ngọt, rượu bia, thuốc lá vì chúng có thể kích thích bàng quang hơn.  

4. Dùng miếng lót để hỗ trợ

Nếu dễ bị són tiểu, đã áp dụng các bài tập và thay đổi chế độ sinh hoạt, cân nặng nhưng vẫn chưa cải thiện thì dùng miếng lót hỗ trợ sẽ giúp nước tiểu tránh bị thấm ra ngoài. Cách này mang tính “chữa cháy” hơn là khiến tình trạng rỉ nước tiểu biến mất hoàn toàn. Tuy vậy, chúng có thể giúp người lớn tuổi hoặc mẹ bỉm ít cảm thấy xấu hổ hơn, đỡ bất tiện trong cuộc sống. 

Tiểu són rất dễ xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên nó không phải là tình trạng quá nguy hiểm đến sức khỏe. Chỉ cần bạn đến gặp bác sĩ kịp thời, biết cách cải thiện thì hiện tượng này hoàn toàn có thể khôi phục. Hãy thử những phương pháp mẹo ở trên để cải thiện sức khỏe bàng quang của mình nhé! 

If you have any questions, please pick up the phone and contact us immediately Hotline 0936.236.283 or leave a question here to be the pharmacist's Atlantic Medical answers and advice 

See all

New post:

Sign up for health consultation

Check your female hormone status

Related articles

[…]

...