Tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng

Tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng

Nhiều chị em khi nhắc đến phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng thường lo sợ vì cho rằng đó là “dấu chấm hết” cho sức khỏe và tuổi trẻ của người phụ nữ. Tuy nhiên, bất kì phương pháp điều trị nào cũng mang lại những lợi ích và rủi ro nhất định. Nhằm giúp chị em hiểu rõ hơn về phương pháp phẫu thuật này, Atlantic Medical đã tổng hợp và giải đáp ngay sau đây. 

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là gì?

Buồng trứng là cơ quan nằm hai bên tử cung trong xương chậu. Nơi đây là khu vực sản xuất phần lớn hormon sinh sản và  sản xuất trứng để duy trì chức năng sinh sản của nữ giới. Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là một phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ một hoặc cả hai buồng trứng. 

Phẫu thuật loại bỏ buồng trứng
Phẫu thuật loại bỏ buồng trứng

Khi nào cần sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng? 

Phương pháp phẫu thuật cắt buồng trứng chỉ được chỉ định trong trường hợp không còn phương pháp điều trị nào khác đối với bệnh nhân mắc một số căn bệnh sau: 

  • Bệnh ung thư buồng trứng: Ở phụ nữ mắc ung thư buồng trứng giai đoạn I, II, III và IV, phẫu thuật loại bỏ một hoặc hai bên buồng trứng, ống dẫn trứng và cả tử cung được thực hiện tùy theo tình trạng bệnh nhân. Một số bệnh nhân cần kết hợp cả phẫu thuật lẫn hóa, xạ trị. Phát hiện bệnh càng sớm, khả năng mở rộng vùng cắt bỏ càng thấp. 
  • Lạc nội mạc tử cung: Những trường hợp một phần nào đó của nội mạc tử cung “lạc” đến buồng trứng, nếu phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. 
  • Áp xe buồng trứng: Phương án phẫu thuật thường áp dụng đối với bệnh nhân không có cải thiện lâm sàng với liệu pháp kháng sinh và không thể thực hiện dẫn lưu do đa ổ làm khó tiếp cận khối áp xe. 
  • Khối u buồng trứng không phải là ung thư (lành tính): Trong một số trường hợp, khi khối u có kích thước lớn, choáng hết buồng trứng, có nguy cơ phát triển thành ung thư… Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ one hoặc cả hai bên buồng trứng. 
  • Xoắn buồng trứng: Phẫu thuật là cách điều trị duy nhất đối với xoắn buồng trứng và cần được thực hiện càng nhanh càng tốt (tốt nhất trước 6h). Trong trường hợp buồng trứng có dấu hiệu hoại tử, phẫu thuật cắt bỏ luôn cân nhắc áp dụng để bảo vệ tính mạng của người bệnh. 
Cắt bỏ buồng trứng trong điều trị một số căn bệnh như ung thư, xoắn buồng trứng 
Cắt bỏ buồng trứng trong điều trị một số căn bệnh như ung thư, xoắn buồng trứng

Lợi ích và rủi ro khi thực hiện phẫu thuật cắt buồng trứng

Phẫu thuật cắt buồng trứng mang lại lợi ích nhưng cũng không tránh được việc gây ra những rủi ro và tác dụng phụ cho người bệnh. Những lợi ích và nguy cơ khi thực hiện phương pháp này bao gồm: 

Lợi ích của phẫu thuật cắt buồng trứng

Phương pháp cắt bỏ buồng trứng thường được lựa chọn là phương án cuối cùng trong điều trị những vấn đề về buồng trứng, nhằm đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân. Việc phẫu thuật cắt buồng trứng thường thông qua nội soi, phẫu thuật mở hay robot. Hình thức thực hiện bằng nội soi hoặc robot thường giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn, ít đau hơn, thời gian nằm viện cũng ngắn hơn. 

Phẫu thuật cắt buồng trứng giúp giữ tính mạng cho bệnh nhân 
Phẫu thuật cắt buồng trứng giúp giữ tính mạng cho bệnh nhân

Những rủi ro và tác dụng phụ

Phẫu thuật cắt buồng trứng hiện nay không còn xa lạ trong y khoa, do đó kỹ thuật cắt đã được nghiên cứu, áp dụng từ rất lâu, có độ an toàn tương đối cao. Tuy nhiên, tương tự như những hình thức phẫu thuật khác, quá trình cắt bỏ buồng trứng cũng gây ra những rủi ro nhất định như: 

  • Nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Chảy máu. 
  • Tổn thương cơ quan lân cận. 
  • Vỡ khối u, lây lan tế bào ung thư (nếu buồng trứng có tế bào ung thư). 
  • Hội chứng tàn dư buồng trứng (một phần buồng trứng còn sót và vẫn tiếp tục sản xuất hormon, gây đau đớn cho người bệnh). 
  • Giảm hoặc không có khả năng mang thai (tùy theo cắt một hoặc cả hai bên buồng trứng). 

Nếu bệnh nhân bắt buộc phải cắt bỏ cả hai buồng trứng, cơ thể sẽ thiếu hụt các hormon do buồng trứng sản xuất nên sẽ sẽ gặp các biểu hiện tương tự như thời kỳ mãn kinh như: 

  • Bốc hỏa, đổ mồ hôi, khó ngủ. 
  • Khô âm đạo. 
  • Giảm ham muốn tình dục. 
  • Loãng xương. 
  • Rụng tóc. 
  • Da sạm nám, thiếu sức sống. 

Tuy nhiên, nếu chị em cắt buồng trứng khi còn trẻ thì có thể dùng thuốc chứa hormon liều thấp thay thế cho đến khoảng 50 tuổi để giảm nguy cơ mắc các biến chứng này. Dù vậy, hormon thay thế cũng có những rủi ro riêng, bạn cần liên hệ đến bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương pháp hỗ trợ phù hợp. 

Chi phí của phẫu thuật loại bỏ buồng trứng bao nhiêu?

Tùy theo bệnh viện và tình trạng của bệnh nhân mà chi phí cho mỗi ca phẫu thuật loại bỏ buồng trứng sẽ khác nhau. Thông thường, nếu bạn phẫu thuật ở bệnh viện công thì chi phí phẫu thuật sẽ được Bảo hiểm y tế chi trả một phần cho chi phí thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi thanh toán của BHYT. Chi phí mà bạn phải trả sẽ còn có phí nằm phòng dịch vụ (nếu có), các phí vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật không thuộc BHYT. 

Nếu như bạn chọn phẫu thuật dịch vụ ở bệnh viện private, bạn sẽ phải trả 100% toàn bộ mọi chi phí cho bệnh viện. Ngoài ra, trong trường hợp bạn chọn phẫu thuật tại bệnh viện tư nhân thì chi phí sẽ cao hơn, có thể từ vài triệu đến vài chục triệu tùy theo từng cơ sở. 

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là phương pháp điều trị bệnh cần thiết trong nhiều trường hợp nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho chị em và được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề cao. Vì thế, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều nếu mình cũng buộc phải phẫu thuật. Hãy tích cực và liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Đội ngũ Dược sĩ của chúng tôi qua Hotline 0936.236.283 hoặc để lại câu hỏi here để giải đáp và tư vấn.

Chúc quý vị có sức khoẻ dồi dào và cuộc sống chất lượng!

See all

New post:

Sign up for health consultation

Check your female hormone status

Related articles

[…]

...