Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh - Phòng ngừa trước khi quá muộn

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh – Phòng ngừa trước khi quá muộn

Loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh có thể gây ra tình trạng gãy xương, tàn phế nghiêm trọng. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này sớm nếu biết cách chăm sóc bản thân. Hãy cùng Atlantic Medical tìm hiểu ngay cách phòng ngừa ngay dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho mình nhé! 

Loãng xương sau mãn kinh là gì? 

Loãng xương là hiện tượng xảy ra khi xương bắt đầu mất khối lượng nhiều và nhanh hơn so với mức bình thường. Quá trình này dẫn đến xương giòn hơn, nguy cơ gãy xương cao hơn. 

Loãng xương đối với phụ nữ sau mãn kinh là chứng mật độ xương bị loãng có liên quan đến việc giảm sản xuất estrogen trong thời kỳ mãn kinh. Ở phụ nữ, estrogen làm chậm quá trình mất xương. Khi nồng độ hormon này giảm đi live tuổi mãn kinh, tốc độ mất xương nhanh hơn. 

Xương dần mất đi ở phụ nữ sau mãn kinh 
Xương dần mất đi ở phụ nữ sau mãn kinh

Yếu tố nguy cơ và triệu chứng loãng xương 

Ngoài nguyên nhân suy giảm estrogen, tình trạng loãng xương có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố nguy cơ khác và có biểu hiện dễ nhận biết. 

Yếu tố nguy cơ gây loãng xương sau mãn kinh 

Các yếu tố chính do giảm mật độ xương sau mãn kinh bao gồm: 

  • Tiền sử gia đình. 
  • Chế độ ăn ít canxi hoặc dùng các sản phẩm bổ sung vitamin D 
  • Thiếu cân kéo dài 
  • Lối sống ít vận động 
  • Hút thuốc lá trong thời gian dài 
  • Thường xuyên uống bia, rượu 
  • Sử dụng lâu dài một số loại thuốc như group steroid hoặc Depo-Provera 

Trong đó, lối sống thiếu lành mạnh, thiếu cân kéo dài và chế độ ăn ít canxi là phổ biến nhất. 

Hút thuốc lá kéo dài khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố 
Hút thuốc lá kéo dài khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố

Expression 

Thông thường, tình trạng giảm mật độ xương ở tuổi mãn kinh là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng khi khối lượng xương bị mất nhiều hơn bình thường, the triệu chứng loãng xương bắt đầu xuất hiện. 

Dấu hiệu rõ ràng nhất là gãy xương đột ngột như xương hông, cổ tay, cột sống, cẳng chân… Gãy xương xảy ra hầu hết sau một cú ngã nhỏ, tai nạn nhỏ mà phần mềm của bạn không bị thương. 

Ở các giai đoạn sớm hơn của loãng xương, các biểu hiện sớm cảnh báo bạn đang mắc bệnh có thể gồm 

  • Chiều cao bị giảm. 
  • Tư thế thay đổi (cúi người xuống hoặc về phía trước nhiều hơn). 
  • Xương sống bị cong. 
  • Thường xuyên đau lưng dưới (đau ở cột sống thắt lưng). 
  • Khó thở (nếu đĩa đệm ở cột sống bị nén đủ dễ làm giảm dung tích phổi). 

Những dấu hiệu “sớm” này rất dễ nhận biết. Ở người lớn tuổi, đôi khi nhiều người nói đùa rằng họ “co lại” khi già đi nhưng đây lại là dấu hiệu của mật độ xương bị giảm và cần phải khám sức khỏe về mật độ xương. 

Đau lưng dưới thường xuyên cũng là biểu hiện sớm của loãng xương
Đau lưng dưới thường xuyên cũng là biểu hiện sớm của loãng xương

Đo loãng xương như thế nào? 

Xét nghiệm mật độ khoảng xương (BMD) là cách phổ biến nhất để bác sĩ đánh giá sức khỏe xương và phát hiện tình trạng loãng xương nguyên phát. Xét nghiệm BMD là phép đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) tương tự như quét tia X năng lượng thấp. 

Thông thường, phần lưng dưới, hông hoặc cẳng tay sẽ được quét, hình ảnh thu được có thể dùng để chẩn đoán bệnh bằng cách: 

  • Ước tính nguy cơ gãy xương. 
  • Ước tính tỷ lệ mất xương. 
  • Theo dõi hiệu quả điều trị. 

Điều trị loãng xương sau mãn kinh 

Quá trình điều trị loãng xương sau mãn kinh phụ thuộc vào nguy cơ xương bị gãy trong tương lai. Nếu nguy cơ thấp, lối sống được thay đổi để kiểm soát tình trạng mất xương, xây dựng lại mật độ xương và giảm tối thiểu nguy cơ té ngã… thường là lời khuyên từ bác sĩ. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, một số loại thuốc hoặc liệu pháp được khuyến nghị như: 

  • Bisphosphonates: Loại thuốc kê toa phổ biến nhất cho bệnh nhân mắc loãng xương. Hoạt chất bisphosphonates có thể làm chậm tốc độ mất xương, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ xương bị gãy. 
  • Denosumab: Tương tự như bisphosphonates, denosumab làm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương tổng thể. 
  • Liệu pháp thay thế hormon: Đối với phụ nữ sau mãn kinh, liệu pháp thay thế estrogen có thể hỗ trợ tăng mật độ xương. 
  • Các loại thuốc tạo xương khác: Nếu các phương pháp điều trị khác không đủ hiệu quả hoặc chứng lão hóa xương ở mức nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc khác như: teriparatide và abaloparatide. Hai hoạt chất này tương tự hormon tuyến cận giáp, giúp điều chỉnh nồng độ canxi trong máu, kích thích sự phát triển xương mới. 
Cần đến bệnh viện, phòng khám uy tín để thực hiện điều trị bệnh về xương 
Cần đến bệnh viện, phòng khám uy tín để thực hiện điều trị bệnh về xương

Phòng ngừa loãng xương trước và sau mãn kinh 

Thay đổi lối sống từ khi còn trẻ tuổi có thể giúp ngăn ngừa chứng mất xương và củng cố mật độ, sức mạnh của xương. Bạn nên thử các biện pháp như: 

  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên: Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể thao là cách cải thiện cơ và xương tốt nhất hiện nay. Hãy thử tập aerobic, yoga hoặc chỉ đơn thuần là chạy bộ, bơi… cũng có thể cải thiện các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, các bài tập giữ thăng bằng cũng giúp bạn ngăn ngừa té ngã, giảm gãy xương. 
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng với các thực phẩm giàu canxi, tiền vitamin D rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh loãng xương. Canxi sẽ giúp duy trì mật độ và sức mạnh của xương, còn vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Đối với phụ nữ mãn kinh, lượng canxi cần bổ sung là từ 1200 – 1500 miligam canxi và 800 – 1000 IU vitamin D mỗi ngày. 
  • Hạn chế các độc tố từ bên ngoài: Ngưng sử dụng thuốc lá, đồ uống nhiều rượu vì chúng liên quan đến việc tăng nguy cơ xương bị loãng. 
  • Sử dụng các sản phẩm cải thiện estrogen khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh: Một số dòng sản phẩm chứa phytoestrogen từ thực vật có tác dụng cải thiện nội tiết tố nữ có thể giúp cải thiện nồng độ estrogen bị thiếu hụt trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh như: Libifem (Ladysavior), Isoflavone từ tinh chất mầm đậu nành (Bảo Xuân, Slady)…. 

Cuối cùng, đừng quên kiểm tra sức khỏe xương thường xuyên hằng năm để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. 

Tập luyện thể thao từ sớm rất tốt cho sức khỏe xương khớp 
Tập luyện thể thao từ sớm rất tốt cho sức khỏe xương khớp

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh có thể khiến nhiều chị em cảm thấy lo sợ. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta biết cách chăm sóc bản thân với ăn uống và hoạt động lành lạnh, thăm khám thường xuyên thì hoàn toàn có thể phòng ngừa được hiện tượng này. 

If you have any questions, please pick up the phone and contact us immediately via Hotline 0936.236.283 or leave a question. here for answers and advice from Atlantic Medical's pharmacists.

Wishing you and your family good health and quality life!

See all

New post:

Sign up for health consultation

Check your female hormone status

Related articles

[…]

...