Cảnh giác với những dấu hiệu mắc các bệnh tuyến giáp

Cảnh giác với những dấu hiệu mắc các bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất đối với cơ thể. Ngày nay, bệnh tuyến giáp đang ngày càng trở nên phổ biến, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bất cứ ai, từ trẻ nhỏ đến người già, ở cả nam giới và nữ giới. Hãy cùng Atlantic Medical tìm hiểu về các bệnh lý tuyến giáp để bảo vệ sức khoẻ của bản thân mình và những người xung quanh!

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nhỏ nằm ở phía trước cổ, quấn quanh khí quản. Có chức năng sản xuất và giải phóng các hormon T3, T4 kiểm soát nhiều hoạt động quan trọng, chịu trách nhiệm điều chỉnh nhịp tim, quá trình trao đổi chất, hệ thần kinh và cả tuyến sinh dục.

 

Bệnh tuyến giáp là thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng tuyến giáp không thể sản xuất hormon một cách bình thường. Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormon (suy giáp), cơ thể người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, tăng cân và không chịu được nhiệt độ lạnh. Ngược lại, khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon (cường giáp), cơ thể có xu hướng sử dụng năng lượng quá nhanh khiến loạn nhịp tim và gầy sút cân. Hoặc đôi khi có thể là các khối nhân bất thường xuất hiện trong tuyến giáp (nhân giáp).

Theo báo cáo của Bộ Y tế Hoa Kỳ, nữ giới có nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp cao gấp 5 đến 8 lần so với nam giới, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh. Cứ 8 phụ nữ thì có 1 người mắc bệnh này. Bệnh tuyến giáp là rối loạn nội tiết phổ biến thứ hai ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới, đặc trưng với tình trạng: 

  • Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh dữ dội
  • Early menopause
  • Khó thụ thai
  • Dễ gặp các biến chứng trong thai kỳ
Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp cao gấp 5 đến 8 lần so với nam giới, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh.
Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp cao gấp 5 đến 8 lần so với nam giới, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh.

Dấu hiệu mắc các bệnh tuyến giáp

Suy giáp

Các dấu hiệu của bệnh suy giáp phát triển chậm theo thời gian, đôi khi là nhiều năm, bao gồm:

  • Mệt mỏi, căng thẳng, hay quên
  • Weight gain
  • Không chịu được nhiệt độ lạnh
  • Yếu cơ, đau nhức toàn thân
  • Giọng nói trầm, khàn đặc
  • Da khô, nhợt nhạt
  • Tóc mỏng, xơ rối
  • Sụp mí mắt, bọng mắt đầy, mặt sưng phù
  • Tê bì, ngứa ran ở tay
  • Thường xuyên táo bón
  • Kỳ kinh nguyệt xuất hiện nhiều hơn, không theo chu kỳ, các triệu chứng có xu hướng ngày càng khó chịu
  • Reduced sexual desire
  • Nhịp tim chậm
  • Xét nghiệm máu cho kết quả cholesterol cao

Suy giáp có thể trở thành một bệnh lý nghiêm trọng như bướu cổ, hôn mê phù niêm, các bệnh tim mạch, tâm lý… đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Cường giáp

Phần lớn các dấu hiệu điển hình của bệnh cường giáp đều đối lập với bệnh suy giáp:

  • Bồn chồn, khó ngủ
  • Gầy sút cân
  • Thèm ăn, thay đổi khẩu vị
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Yếu cơ, run tay, chân 
  • Da ẩm và ấm nóng
  • Tóc khô cứng, dễ rụng
  • Mắt lồi, đỏ, dễ kích ứng, thị lực thay đổi
  • Cổ sưng phù
  • Tiêu chảy, đi ngoài thường xuyên
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí là vô kinh
  • Nhịp tim nhanh 

Cường giáp tác động đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt gây loãng xương, khiến xương yếu và dễ gãy, tác động lên hệ tim mạch, gây nên các cơn đột quỵ, suy tim cấp tính…

 

Nhân giáp

Bệnh nhân giáp khá phổ biến. Thống kê của Cleveland Clinic cho thấy có đến 76% người trưởng thành có nhân tuyến giáp. Tuy nhiên, có tới hơn 90% trong số đó là các nhân lành tính, không biểu hiện triệu chứng và không gây ung thư. Tùy theo tính chất của từng loại nhân, một số ít có thể gây cường giáp hoặc tiến triển thành ung thư tuyến giáp. 

 

Nhân giáp không có dấu hiệu nhận biết chính xác. Đôi khi, một số nhân phát triển lớn có thể nhìn hoặc sờ thấy, gây khó khăn khi thở và nuốt thức ăn. 

Cách chẩn đoán

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp thường tương tự với nhiều bệnh lý khác. Điều này gây khó khăn trong việc tìm hiểu liệu triệu chứng trên cơ thể bạn có liên quan đến các vấn đề tuyến giáp hay không. Vì thế, để được chẩn đoán chính xác, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra và chỉ định bạn làm các xét nghiệm cần thiết.

  • Khám thể chất: Là bước kiểm tra đơn giản và không gây đau đớn. Bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng của bạn kết hợp quan sát vùng cổ để kết luận vùng cổ có phì đại hay xuất hiện nhân bất thường nào hay không.
  • Siêu âm tuyến giáp: Thông qua việc xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể trực tiếp phát hiện tình trạng tuyến giáp của bạn.
  • Xét nghiệm máu: Là xét nghiệm có tính chính xác nhất để chẩn đoán các bệnh tuyến giáp bằng cách đo nồng độ hormon trong máu. 

Điều trị bệnh tuyến giáp

Việc điều trị còn phụ thuộc vào thể trạng sức khoẻ của bạn. Khi được chẩn đoán chính xác bệnh lý đang mang, các bác sĩ sẽ tư vấn và đề xuất cho bạn phương án điều trị phù hợp.

  • Suy giáp: Điều trị bằng cách đưa hormon tuyến giáp nhân tạo từ ngoài vào trong cơ thể để đáp ứng đủ nhu cầu cho các hoạt động hàng ngày.
  • Cường giáp: Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn, bao gồm thuốc kháng giáp (ngăn chặn tuyến giáp sản xuất hormon) hoặc thuốc chẹn beta (hạn chế tác dụng của hormon tuyến giáp lên cơ thể). Ngoài ra, khi nặng hơn, bạn có thể được chỉ định điều trị bằng i ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp để loại bỏ các tế bào tuyến giáp. Tuy nhiên, điều này có thể gây suy giáp vĩnh viễn.
  • Nhân giáp: Nếu được chẩn đoán có nhân trong tuyến giáp, bạn sẽ phải khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm để theo dõi xem chúng có tiến triển thành ung thư hay không. Trường hợp xấu, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn điều trị bằng i ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật để loại bỏ nhân giáp.
Các dấu hiệu điển hình của bệnh suy giáp và bệnh cường giáp.
Các dấu hiệu điển hình của bệnh suy giáp và bệnh cường giáp

Hiện nay, chưa có phương pháp đặc hiệu để phòng ngừa bệnh tuyến giáp. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với lượng i ốt vừa đủ, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, axit béo, omega 3, selen… để tuyến giáp hoạt động bình thường và cơ thể luôn khỏe mạnh.

See all

New post:

Sign up for health consultation

Check your female hormone status

Related articles

[…]

...