Loãng Xương Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Được Không?

Loãng Xương Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Được Không?

Loãng xương là vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi nhưng diễn biến âm thầm và thường không có biểu hiện đặc biệt trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không được nhận biết và chữa trị kịp thời, bệnh loãng xương có thể để lại những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến cả khả năng đi lại và tính mạnh người bệnh. Vậy thì bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Có chữa được không? Hãy cùng Dược sĩ của Atlantic Medical trả lời câu hỏi này nhé.

Đọc thêm: Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Bệnh loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi. Đặc biệt tỷ lệ gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới do nội tiết tố estrogen đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá và gắn canxi vào mô xương. Khi còn trẻ, cơ thể hấp thu canxi và phospho tốt hơn nên tạo xương mới nhanh hơn. Tuy nhiên, khi có tuổi, khối lượng xương mất đi nhanh hơn lượng được tạo mới, đặc biệt ở những phụ nữ sau mãn kinh (khi buồng trứng không sản xuất thêm estrogen). Hậu quả là xương dần xốp hơn, mỏng hơn, dễ lún xẹp, giòn hơn, dễ gãy hơn.

Xương của người loãng xương có cấu trúc giòn hơn, xốp hơn, mật độ khoáng chất ít hơn xương bình thường
Xương của người loãng xương có cấu trúc giòn hơn, xốp hơn, mật độ khoáng chất ít hơn xương bình thường

Tiến triển của việc mất xương có thể bắt đầu từ những năm 50 tuổi nếu phụ nữ không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ hoặc phụ nữ mãn kinh sớm, phụ nữ mắc kèm một số bệnh lý như cường cận giáp, hội chứng Cushing, bệnh lý gan, thận… Ở giai đoạn đầu, bệnh tiến triển âm thầm, các dấu hiệu khó nhận biết. Nếu không được thăm khám thường xuyên thì chỉ khi bệnh có những biểu hiện nặng hơn hoặc gãy xương thì mới được phát hiện. Ở giai đoạn nặng hơn, loãng xương có những biểu hiện và biến chứng sau:

1. Đau nhức trong xương

Người bệnh thường đau ở đầu xương hoặc đau dọc các xương dài. Cơn đau tăng mạnh khi về đêm và âm ỉ cả đêm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể các cơn đau tại cột sống, cảm thấy co cứng dọc theo cột sống, co rút khi chuyển động.

2. Rối loạn tư thế cột sống

Người bị loãng xương ở giai đoạn nặng thường bị xẹp đốt sống, biến dạng đốt sống. Hậu quả là tư thế cột sống bị thay đổi hình dạng dẫn đến tư thế của người bệnh trở nên gù gập xuống. Nếu diễn biến nặng hơn có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn. Ngoài ra, biến chứng này có thể khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức kéo dài. Số lượng đốt sống bị tổn thương nhiều có thể khiến tình trạng thoái hóa cột sống diễn tiến nhanh hơn.

3. Gãy xương

Cấu trúc xương của người loãng xương khá rỗng và yếu. Người bệnh có nguy cơ gãy xương khá cao dù chỉ gặp các va chạm nhẹ. Thậm chí là một cú bước hụt, trật chân cũng khiến bệnh nhân bị gãy xương tại một số vị trí chịu nhiều áp lực của cơ thể như: cột sống, xương cổ tay, cổ xương đùi…Đây là những vị trí trọng yếu và việc phục hồi xương trở lại như ban đầu là thường khó khăn, nhất là cơ thể những người cao tuổi có khả năng phục hồi thấp. Vì thế nên nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể làm ảnh hưởng khả năng vận động về sau.

Biến chứng gãy cổ xương đùi khá nguy hiểm, đặc biệt ở người cao tuổi
Biến chứng gãy cổ xương đùi khá nguy hiểm, đặc biệt ở người cao tuổi

Loãng xương có chữa được không? Và điều trị loãng xương như thế nào?

1. Đối với những bệnh nhân loãng xương giai đoạn đầu: Bác sĩ khuyến khích phương pháp điều trị không dùng thuốc

Cải thiện loãng xương từ chế độ ăn uống khoa học:

Những người người có nguy cơ cao loãng xương cần đảm bảo bổ sung Canxi, vitamin D, vitamin K đầy đủ vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên chỉ có 20 – 30% canxi trong bữa ăn được hấp thu vào cơ thể. Thậm chí, chất xơ, sắt, kẽm…có trong thực phẩm có thể làm hạn chế hấp thu canxi.

Nhu cầu canxi của từng độ tuổi theo khuyến cáo của Viện Y khoa Hoa Kỳ:

Độ tuổi Lượng canxi nguyên tố cần thiết mỗi ngày
0 – 6 tháng 210 mg
7 – 12 tháng 270 mg
1 – 3 tuổi 500 mg
4 – 8 tuổi 800 mg
9 – 18 tuổi 1.300 mg
19 – 50 tuổi 1.000 mg
Trên 51 tuổi 1.200 mg

Đặc biệt, người loãng xương nên bổ sung đầy đủ cả canxi, vitamin D, vitamin K. Vì vitamin D giúp hấp thu Canxi từ chế độ ăn vào cơ thể, còn vitamin K giúp tăng lượng Canxi gắn vào xương, giúp tăng mật độ khoáng chất trong xương.

Sinh hoạt, vận động điều độ

Để hỗ trợ điều trị loãng xương, việc tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe của xương. Người bị loãng xương nên chọn các bài tập phù hợp như tập dưỡng sinh, đi bộ, yoga, v.v. Ngoài ra, việc tập luyện vào buổi sáng cũng giúp cơ thể hấp thu vitamin D tốt hơn, từ đó tăng cường sự chắc khỏe của xương. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ xương khớp cũng là một phương pháp hiệu quả để giảm lực đè lên cột sống, đầu xương và vùng hông.

Chế độ ăn đầy đủ Canxi, vitamin và khoáng chất chính là cách phòng loãng xương hiệu quả
Chế độ ăn đầy đủ Canxi, vitamin và khoáng chất chính là cách phòng loãng xương hiệu quả

Bổ sung nội tiết tố thiếu hụt

Ở nữ giới, hormon estrogen giúp điều hoà hoạt động của các tế bào tạo xương mới, tăng cường quá trình tạo xương, hạn chế huỷ xương, giúp duy trì mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Ở phụ nữ mãn kinh, lượng estrogen sụt giảm mạnh. Nên việc bổ sung estrogen là thực sự cần thiết để hạn chế loãng xương.

Tuy nhiên, việc sử dụng hormon estrogen trực tiếp lại làm tăng nguy cơ ung thư vú, tạo ra các cục máu đông, đột quỵ… Vì thế, nhiều phụ nữ mãn kinh lựa chọn loại estrogen thực vật (phytoestrogen) vừa giúp cải thiện nồng độ estrogen cho cơ thể mà lại an toàn với cơ thể. Viên uống cải thiện nội tiết LadySavior chứa 200mg Libifem® – một loại phytoestrogen được chiết xuất từ cỏ cà ri, được nghiên cứu chứng minh tác dụng cải thiện nồng độ estrogen lên 66% chỉ sau 8 tuần sử dụng.

LadySavior – Giải pháp cân bằng nội tiết an toàn, hiệu quả
LadySavior – Giải pháp cân bằng nội tiết an toàn, hiệu quả

2. Đối với bệnh nhân loãng xương nặng hơn, xuất hiện nhiều cơn đau, mật độ xương quá thấp: Sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc đặc trị

Khi bệnh nhân loãng xương có mật độ xương quá thấp, xuất hiện nhiều triệu chứng rầm rộ, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau, thuốc chống huỷ xương…tuỳ theo tình trạng và thể chất của người bệnh. Vì vậy, khi có các biểu hiện trầm trọng hơn, người bệnh nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3. Đối với bệnh nhân gãy xương: Bắt buộc phải điều trị ngoại khoa

Với những trường hợp bệnh nhân loãng xương đã có gãy xương, bắt buộc phải điều trị ngoại khoa. Một số vị trí nhạy cảm như: cổ xương đùi, xương cổ tay, xương cổ chân, cột sống…có thể bị gãy với một lực tác động khá nhỏ do cấu trúc xương đã thay đổi, giòn hơn, xốp hơn. Những vị trí này lại khá đặc biệt nên yêu cầu một số kỹ thuật phức tạp hơn: thay cổ xương, bơm xi măng vào thân đốt sống, thay đốt sống…

Hệ thống xương khớp dần lão hóa là một quá trình không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có thể làm chậm tiến trình loãng xương bằng cách duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Khi nhận ra các dấu hiệu của loãng xương, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có các biện pháp kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ bệnh loãng xương.

If you have any questions, please pick up the phone and contact us immediately via Hotline 0936.236.283 or leave a question. here for answers and advice from Atlantic Medical's pharmacists.

Wishing you and your family good health and quality life!

 

 

 

See all

New post:

Sign up for health consultation

Check your female hormone status

Related articles

[…]

...