Thời điểm chuyển giao giữa mùa đông và mùa xuân khiến cho độ ẩm không khí tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như sức khoẻ mọi người. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ nữ giới mắc viêm nhiễm phụ khoa ngày một tăng, thường đạt đỉnh vào giai đoạn giao mùa nồm ẩm. Hãy cùng các Dược sĩ của Atlantic tìm hiểu nguyên nhân khiến chị em dễ mắc viêm nhiễm phụ khoa mùa nồm ẩm để tìm giải pháp phòng ngừa nhé.
Thời điểm giao mùa nồm ẩm, đặc biệt là kỳ lập xuân, khiến độ ẩm không khí tăng cao, có khi độ ẩm lên tới hơn 90% cộng với nhiệt độ không quá cao, không quá thấp. Cùng với việc quần áo lâu khô, đặc biệt là đồ lót của chị em. Đây là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh đặc trưng cho vùng kín: nấm candida, vi khuẩn kỵ khí… sinh sôi. Hệ quả là tỷ lệ mắc các bệnh: viêm âm đạo, nấm âm đạo, nấm candida…tăng cao. Dấu hiệu thường thấy của hầu hết các bệnh viêm nhiễm này là tình trạng ngứa ngày ở vùng kín và các vùng lân cận. Có thể đi kèm với biểu hiện khí hư bất thường: đặc quánh, màu vàng, xanh, màu trắng bã đậu, mùi hôi khó chịu…
Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển
Viêm nhiễm phụ khoa không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày mà nó có thể xâm nhập xâu vào bên trong và gây ra các hậu quả khôn lường. Nếu không chữa trị kịp thời, những viêm nhiễm ở phần ngoài như viêm âm đạo…có thể bội nhiễm dẫn tới viêm vùng chậu, viêm nhiễm làm tắc ống dẫn chứng… Những căn bệnh này có thể dẫn đến vô sinh, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng khi có biến chứng. Do đó, chị em cần quan tâm, chăm sóc vùng kín một cách khoa học, đặc biệt là thời điểm giao mùa nồm ẩm.
Vì vậy, để phòng tránh việc viêm nhiễm phụ khoa nói chung và ở thời điểm nồm ẩm chuyển mùa nói riêng chị em cần lưu ý những điểm sau
Vệ sinh vùng kín khoa học rất quan trọng trong việc phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa. Theo khuyến cáo của các Tổ chức Y tế trên thế giới. Chị em nên
Chị em nên thay đồ lót thường xuyên, ít nhất là mỗi ngày. Đặc biệt trong những ngày nồm ẩm thì cần giặt sạch, sau đó sấy khô trước khi sử dụng. Chị em không nên sử dụng đồ lót ẩm vì độ ẩm trên đồ lót cộng với huyết trắng do ‘nàng nhỏ’ tiết ra sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm ngứa sinh sôi và gây bệnh.
Nhiều chị em sử dụng đồ lót giấy dùng một lần hoặc băng vệ sinh hằng ngày vì sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, những thứ đồ này lại gây bít kín vùng âm đạo, tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn phát triển hơn, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hơn.
Chị em nên chọn đồ lót từ các chất liệu thoáng khí, mềm mại như vải cotton. Hạn chế sử dụng đồ bó, chật. Việc đồ lót cọ sát gây tổn thương ‘cô bé’ hoặc những chất liệu dày, bí khí cũng làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm phụ khoa.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của lợi khuẩn trong việc nâng cao sức khoẻ vùng sinh sản ở phụ nữ. Một số lợi khuẩn đặc hiệu như L. plantarum PBS067, L. rhamnosus LRH020, B. animalis subsp. Lactis BL050, L. crispatus LCR030 còn được thử nghiệm lâm sàng cho thấy tác dụng rõ ràng trong việc: phòng ngừa viêm âm đạo, giảm tỉ lệ viêm âm đạo tái phát.
Khi có các dấu hiệu: ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, màu sắc khí hư khác lạ: màu vàng, màu xanh, khí hư vón cục, có mùi hôi khó chịu. Chị em cần đến ngay cơ sở y tế để khám, tìm ra căn nguyên và điều trị. Không nên tự mua thuốc đặt âm đạo tuỳ tiện.
Có rất nhiều nguy cơ khiến cho vùng kín của chị em ‘bị ốm’. Tuy nhiên, việc cung cấp cho mình kiến thức và chăm sóc cho vùng nhạy cảm một cách khoa học chính là chìa khoá để nàng có vùng tam giác khoẻ mạnh.
Business Registration Certificate No. 0109881571 issued by Hanoi Department of Planning and Investment on January 10, 2022
© 2023 Copyright by Atlantic Medical All rights reserved.