Sử dụng đồ lót sạch sẽ là một trong những cách để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa cho chị em phụ nữ hàng ngày. Nhưng giặt đồ lót sao cho ‘sạch’ là điều mà không phải ai cũng biết. Khi bạn ném đồ lót vào máy giặt chung với quần áo khác thì đồ lót của bạn có thể không sạch hoàn toàn, thâm chí còn những mầm bệnh gây viêm nhiễm vùng kín. Hãy cùng Atlantic Medical tìm hiểu các cách giặt đồ lót sạch sẽ, giảm nguy cơ viêm nhiễm trong bài viết dưới đây nhé !
Có rất nhiều thứ hỗn tạp có thể tích tụ trên đồ lót trong suốt một ngày: bụi bẩn, nước tiểu, dịch tiết âm đạo… Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, vi nấm, mầm bệnh gây hại sinh sôi. Hệ quả là những đợt nhiễm trùng, viêm vùng âm đạo, niệu đạo, viêm nhiễm cũng có thể xâm lấn và trở nên nghiêm trọng hơn.
Đọc thêm: Những điều cần biết về viêm nhiễm phụ khoa
Bác sĩ Evan Goldstein cho biết: “Nếu bạn mặc đồ lót bẩn, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc cả nấm ngứa, viêm da”. Bác sĩ phụ khoa Lucky Sekhon cho biết thêm rằng bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Vì lý do này, bạn nên thay quần lót ít nhất một lần mỗi ngày (hoặc nhiều hơn nếu bạn mặc chúng khi tập luyện do đổ mồ hôi nhiều).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn có thể sống sót sau khi giặt không đúng cách. Chị em có thể tham khảo những phương pháp sau để giặt sạch đồ lót của mình, phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường phụ khoa.
Đối với các loại quần áo thường thì chị em có thể gom lại và giặt sau 2-3 ngày. Tuy nhiên, với đồ lót thường tiếp xúc và dính các loại dịch bài tiết của cơ thể nếu để lâu sẽ là môi trường lý tưởng cho nhiều mầm bệnh phát triển. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị viêm nhiễm phụ khoa. Hơn nữa, khi bạn để đổ lót ẩm lâu ngày sẽ tạo thành những vết châm kim, ố vàng gây mất thẩm mỹ.
Do đó, để đảm bảo quần áo lót luôn được sạch sẽ và bền đẹp, chị em nên giặt đồ lót ngay sau khi tắm. Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo nên giặt tay đồ lót vì những lý do sau: Một là, khi giặt bằng tay, bạn sẽ xác đinh chỗ dơ nhất của đồ lót để điều chỉnh lực giặt giúp giữ được phom dáng, hạn chế làm hỏng đồ lót; Hai là, bạn không nên giặt đồ lót cùng những loại quần áo khác. Việc này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn lây lan trong lồng giặt hoặc chậu giặt chung.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên giặt đồ lót với nước ấm khoảng 30-40 độ. Vì nước ở nhiệt độ này có khả năng hoà tan các chất bẩn và khử mùi cao hơn nước lạnh. Hơn nữa nhiệt độ này cũng không ảnh hưởng đến chất liệu cũng như màu sắc của đồ lót.
Sử dụng bột giặt hay nước giặt cho quần áo với công thức thông thường có thể gây: mất màu nhanh hơn, không thể giặt sạch hoàn toàn những vết bẩn, mầm bệnh dính trên đồ lót của bạn. Một số chế phẩm nước giặt đồ lót chuyên dụng trên thị trường có những thành phần đặc biệt giúp làm sạch kể cả vết máu mùa dâu rụng, dịch tiết phụ khoa hằng ngày mà không cần chà mạnh. Như vậy, sử dụng nước giặt đồ lót chuyên dụng vừa giúp đồ lót sạch hơn, giảm nguy cơ sót lại mầm bệnh trên đồ lót, còn giúp đồ lót giữ phom dáng lâu hơn, bền đẹp hơn.
Bạn cần làm sạch thật kỹ bọt xà phòng với nước sạch trước khi đem đồ lót đi phơi. Nếu hoá chất còn sót trên những sợi vải, bạn có thể bị kích ứng khi mặc hoặc có thể gây mủn sợi vải nhanh hơn.
Phơi đồ lót ở nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng. Những tia UV trong ánh nắng có tác dụng diệt khuẩn rất tốt nên có thể khử hầu hết vi khuẩn sót trên đồ lót của bạn. Nhưng hãy lưu ý rằng không nên phơi đồ lót quá lâu với ánh mặt trời vì có thể khiến bạc màu và mất dáng nhanh hơn.
Đó là một vài gợi ý của Atlantic Medical các cách giặt đồ lót để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa và giữ cho đồ lót được bền đẹp. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 093.6236.283 hoặc tìm hiểu tại đây để được nhận tư vấn từ Dược sĩ nhé!
Business Registration Certificate No. 0109881571 issued by Hanoi Department of Planning and Investment on January 10, 2022
© 2023 Copyright by Atlantic Medical All rights reserved.