5 kiến thức về rối loạn kinh nguyệt bạn cần biết

5 kiến thức về rối loạn kinh nguyệt bạn cần biết

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kỳ kinh cách nhau ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày. Lượng kinh nguyệt nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường. Nhiều chị em cảm thấy lo lắng khi mình gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số kiến thức bổ ích về hiện tượng kinh nguyệt không đều từ Atlantic Medical, hãy cùng theo dõi ngay sau đây để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!.

1.Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt (hay kinh nguyệt không đều) là sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Một chu kỳ kinh ổn định sẽ kéo dài từ 4 – 7 ngày và diễn ra dao động từ 21 – 35 ngày một lần. Người bị kinh nguyệt không đều có kỳ kinh cách nhau ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày, lượng máu kinh nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường. 

Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể 
Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể

2. Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Theo một số chuyên gia cho biết, kinh nguyệt bị rối loạn có thể biểu hiện khác nhau tùy theo cơ địa của từng người. Có những người chỉ bị rối loạn trong 2 – 3 tháng, kinh nguyệt ít hơn bình thường nhưng cũng có người máu kinh ra rất nhiều và kéo dài trên 7 ngày, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khỏe. 

Dấu hiệu kinh nguyệt không đều

Bạn có thể mắc rối loạn kinh nguyệt nếu cơ thể gặp một hoặc nhiều các dấu hiệu sau: 

  • Khoảng thời gian xuất hiện kinh nguyệt giữa hai lần ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày. 
  • Thời gian chu kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày. Một số trường hợp cơ địa kéo dài từ 7 – 10 ngày nhưng lượng máu ít nên vẫn coi là bình thường. 
  • Lượng kinh (máu kinh) chảy nhiều hoặc ít hơn so với mọi khi. 
  • Màu kinh có lẫn màu lạ như hồng nhạt, thâm đen, nâu diễn ra từ ngày đầu đến cuối kỳ kinh. 

Ở một số phụ nữcơ địa, chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng dự đoán được, độ dài chu kỳ có thể thay đổi nhỏ, lượng máu kinh nhiều hơn hoặc ít hơn mà vẫn được coi là bình thường. Tuy nhiên, nếu từ trước đến nay kỳ kinh của bạn rất chuẩn, lượng máu mất từ ngày đầu đến ngày cuối giảm dần nhưng đột ngột chu kỳ lại thay đổi bất thường thì bạn cần kiểm tra sức khỏe. 

Một số tình trạng liên quan đến rối loạn kinh nguyệt

Ngoài những dấu hiệu trên, tình trạng kỳ kinh bị rối loạn còn biểu hiện bởi các vấn đề nghiêm trọng hơn như: 

  • Vô kinh: Kinh nguyệt bị ngừng từ 90 ngày trở lên trừ khi bạn đang mang thai, cho con bú hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh được coi là bất thường. Ngoài ra, nếu bạn bắt đầu có kinh nguyệt khi 15, 16 tuổi, thời gian đầu bạn cũng có thể bị vô kinh, điều này hầu như được xem là bình thường. 
  • Thiếu kinh: Kinh nguyệt xảy ra không thường xuyên, cách nhau hơn 35 ngày giữa các kỳ kinh hoặc có 6 – 8 kỳ kinh một năm. 
  • Đau bụng kinh dữ dội: Hầu như phụ nữ có kinh nguyệt đều gặp tình trạng đau bụng kinh trước kỳ kinh (hội chứng tiền kinh nguyệt) và trong khi hành kinh. Nhưng nếu cơn đau dữ dội, đau lan sang vùng lưng, bắp chân,… thì đó là dấu hiệu bất thường và bạn cần đi thăm khám. 
  • Chảy máu tử cung bất thường: Hiện tượng chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, chảy kéo dài hoặc ra máu quá nhiều. 
Một số dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt 
Một số dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt

3.Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều do nhiều nguyên nhân nhưng liên quan chủ yếu đến yếu tố lối sống, bệnh lý, dùng thuốc, phẫu thuật hoặc thậm chí là do sảy thai: 

  • Yếu tố Llối sống: Cân nặng tăng hoặc giảm nhanh trong thời gian ngắn, lượng mỡ trong cơ thể thấp ở vận động viên, vũ công. 
  • Tình trạng bệnh lý: Lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, rối loạn tuyến giáp, ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng… 

Other causes: Sử dụng  Tthuốc tránh thai, thuốc chống đông máu; , sảy thai, mang thai ngoài tử cung, phẫu thuật để lại sẹo, tắc nghẽn trong tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, rối loạn kinh nguyệt sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai.

4. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt không đều nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hoặc biểu hiện nhẹ thì hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chị em. Tuy nhiên, nếu biểu hiện rối loạn kinh nguyệt nặng, dai dẳng có thể làm ảnh hưởng đến sẽ dễ dẫn đến khả năng chức năng sinh sản bị ảnh hưởng. Cụ thể như: 

  • Gây thiếu máu: Chảy máu quá nhiều, trong thời gian dài có thể khiến cơ thể thiếu máu nặng. Cơ thể dễ hoa mắt chóng mặt, da tái xanh, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu. 
  • Tăng nguy cơ vô sinh: Nếu kinh nguyệt không đều do chức năng buồng trứng, sự điều tiết hormon sinh dục bị ảnh hưởng, chị em khó mang thai hơn. 
Kinh nguyệt bị rối loạn cần được thăm khám để đánh giá mức độ nghiêm trọng 
Kinh nguyệt bị rối loạn cần được thăm khám để đánh giá mức độ nghiêm trọng

Phòng tránh và điều trị rối loạn kinh nguyệt

Chị em hoàn toàn có thể phòng tránh kinh nguyệt không đều bằng cách điều chỉnh lối sống lành mạnh, tránh ăn các the món nhiều chất béo vì cơ thể thừa cân có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh giảm cân bằng cách ép cân tiêu cực vì dễ ảnh hưởng đến sự điều tiết hormon trong cơ thể. 

Đối với việc điều trị kinh nguyệt bị rối loạn, cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, chẳng hạn như: 

  • Dùng thuốc điều trị: acid tranexamic (dùng điều trị chảy máu kinh nặng), thuốc giảm đau (giảm các cơn đau bụng trước và trong kỳ kinh. Liệu pháp hormon có thể dùng cho đối tượng tiền kinh nguyệt thông qua thuốc uống hoặc các dạng viên uống hỗ trợ như Lady Savior bổ sung nội tiết tố, ít nguy cơ có hại cho sức khỏe. 
  • Phẫu thuật điều trị bệnh: Việc phẫu thuật thường dành cho phụ nữ đang gặp vấn đề nguy hiểm tính mạng như ung thư tử cung, buồng trứng. 

Hầu như người phụ nữ nào cũng từng trải qua rối loạn kinh nguyệt ít nhất một lần trong đời. Do đó, bạn không cần phải quá hoảng sợ nếu đột nhiên kinh nguyệt của mình bất thường. Hãy sống tích cực, ăn uống lành mạnh và thường xuyên thăm khám để có sức khỏe tốt nhất nhé! 

See all

New post:

Sign up for health consultation

Check your female hormone status

Related articles

[…]

...