Mãn kinh sớm-Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Mãn kinh sớm – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Mãn kinh sớm là hiện tượng xảy ra khi kinh nguyệt của phụ nữ dần dừng lại trước độ tuổi 45. Mãn kinh sớm có thể xuất hiện một cách tự nhiên hoặc do dùng thuốc. Vậy nguyên nhân và những dấu hiệu nào của mãn kinh sớm? Cách phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Atlantic sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây. 

Nguyên nhân mãn kinh sớm 

Mãn kinh sớm là khi chức năng của hệ thống sinh sản nữ giới dần ngừng lại. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc tác nhân bên ngoài, cụ thể như: 

  • Buồng trứng dần ngừng hoạt động: Khi buồng trứng ngừng sản xuất hormon, mãn kinh sớm sẽ bắt đầu. Nguyên nhân có thể do: bất thường về nhiễm sắc thể, bệnh tự miễn, bệnh nhiễm trùng… 
  • Một số phương pháp điều trị ung thư: Xạ trị và hóa trị có thể gây suy buồng trứng. Điều trị ung thư gây mãn kinh vĩnh viễn hoặc chỉ tạm thời. Nếu xạ trị quanh não hoặc xương chậu thì nguy cơ sẽ cao hơn. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng: Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng gây mãn kinh do không còn buồng trứng để sản xuất hormon. 
  • Tiền sử gia đình: Nếu bạn có người trong gia đình bị sớm mãn kinh thường có nguy cơ cao hơn so với thông thường. 
  • HIV/AIDS: Phụ nữ bị HIV/AIDS nếu không kiểm soát tốt có thể bị mãn kinh xuất hiện sớm. 
  • Rối loạn di truyền: Phụ nữ sinh ra bị thiếu nhiễm sắc thể như thiếu hụt 17-alpha-hydroxylase, galactosemia hoặc hội chứng Digeorge… 
  • Suy buồng trứng nguyên phát: Khi buồng trứng không tạo đủ lượng hormon thì cơ thể dễ xảy ra quá trình mãn kinh trước tuổi 40. 
Suy buồng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết hormon 
Suy buồng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết hormon

Dấu hiệu của mãn kinh sớm 

Vậy dấu hiệu của hiện tượng mãn kinh xuất hiện sớm là gì? Thực tế, khi mãn kinh xảy ra, cơ thể phụ nữ không chỉ đơn thuần là chậm hay tắt kinh. Nhiều dấu hiệu khác sẽ xuất hiện như: 

  • Menstrual disorders: Kinh nguyệt dài hơn, ngắn hơn, lượng kinh nguyệt nhiều hơn hoặc ít hơn, chu kỳ đến thường xuyên hơn hoặc ít hơn trước. Chỉ cần bạn gặp một trong số vấn đề kinh nguyệt này đã là dấu hiệu sớm của mãn kinh. 
  • Flushing: Phụ nữ đột nhiên cảm thấy nóng ở phần trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân. Bốc hỏa đi kèm với vã mồ hôi, nhịp tim nhanh và cảm giác ớn lạnh. Cơn bốc hỏa chỉ kéo dài vài phút mỗi lần hoặc hàng giờ đến vài ngày. 
  • Một số vấn đề ở âm đạo: Âm đạo bị ngứa, nóng rát, khó chịu, đau khi quan hệ, bị xước, trầy khi quan hệ… 
  • Rối loạn giấc ngủ: Phụ nữ dễ thức dậy lúc nửa đêm và gặp các cơn bốc hỏa kèm theo, ngủ không sâu giấc. 
  • Thay đổi tâm trạng: Dễ cáu kỉnh, dễ mệt mỏi hơn, căng thẳng hơn, hay suy nghĩ tiêu cực. 
  • Thay đổi ham muốn tình dục: Giảm ham muốn tình dục có thể xảy ra do nồng độ nội tiết giảm. 
Dấu hiệu rối loạn mất ngủ của mãn kinh sớm 
Dấu hiệu rối loạn mất ngủ của mãn kinh sớm

Hết kinh sớm có sao không? 

Mãn kinh sớm có những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Những hậu quả này có thể chỉ gây khó chịu hoặc dẫn đến tình trạng nguy hiểm về lâu dài. Cụ thể như: 

Hậu quả ngắn: Cơ thể dễ bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm, da sạm nám, tăng cân, khó kiểm soát cảm xúc, mất ngủ… Gây tự ti, khó chịu trong người. 

Cơ thể phụ nữ khi mãn kinh thường cáu gắt, khó chịu 
Cơ thể phụ nữ khi mãn kinh thường cáu gắt, khó chịu

Hậu quả lâu dài: 

  • Lão hóa nhanh hơn: Nồng độ hormon trong cơ thể phụ nữ bị giảm đi, nhiều cơ quan bắt đầu lão hóa, điển hình như da, cơ xương. 
  • Loãng xương: Nguy cơ bị gãy xương của phụ nữ mãn kinh sớm cao gấp 1,5 – 3 lần so với phụ nữ mãn kinh sau 50 tuổi. Những người bị bốc hỏa nhiều cũng tăng nguy cơ bị loãng xương hơn những người không bị bốc hỏa. 
  • Vô sinh: Nhiều phụ nữ muốn có con ở độ tuổi 30 – 40 tuổi nhưng do mãn kinh xảy ra sớm, hoạt động buồng trứng bị ngưng trệ nên không thể mang thai tự nhiên. Chỉ có thể dùng trứng đã trữ trước đó hoặc xin trứng thì mới có thể mang thai. 
  • Các bệnh mạch vành, tiểu đường, đột quỵ: Phụ nữ khi xuất hiện mãn kinh dễ tăng cân, chuyển hóa năng lượng kém. Các bệnh mạch vành, tiểu đường hay thậm chí là đột quỵ. 

Tóm lại, khi bị mãn kinh trước tuổi 45, cơ thể không gặp nguy hiểm ngay. Tuy nhiên, nó lại tiềm tàng nhiều vấn đề sức khỏe về lâu dài của người phụ nữ. 

Chẩn đoán và điều trị mãn kinh sớm 

Chẩn đoán 

Bạn chỉ có thể xác định mình có thực sự mắc mãn kinh sớm hay không bằng cách đến các phòng khám, bệnh viện và thăm khám sức khỏe. Những bác sĩ, chuyên viên sẽ thực hiện thăm khám như: 

  • Hỏi về chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Thảo luận về lịch sử gia đình, liệu có ai từng bị mãn kinh trước tuổi 45 chưa. 
  • Thực hiện kiểm tra thể chất. 
  • Xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ hormon. 

Điều trị 

Thông thường, tùy theo nguyên nhân của mãn kinh sớm mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Một số trường hợp cần phải dùng liệu pháp thay thế hormon (HRT). 

HRT sẽ thay thế một số hormon đã mất trong cơ thể. Nhờ đó, các triệu chứng và tác dụng phụ của mãn kinh sẽ giảm đi. Tuy nhiên, liệu pháp này thường chỉ dùng cho phụ nữ bước sang tuổi 51. Một số trường hợp khác, bạn có thể không dùng thuốc, thay vào đó là chỉ dùng các thực phẩm hỗ trợ như chiết xuất cỏ cà ri (Libifem), tinh chất mầm đậu nành … 

Liệu pháp thay thế hormon 
Liệu pháp thay thế hormon

Phương pháp phòng ngừa mãn kinh sớm 

Hầu hết các nguyên nhân đều nằm ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lối sống như không hút thuốc lá, ăn uống lành mạnh có thể phần nào giúp buồng trứng khỏe hơn và bổ sung nội tiết tố, giảm nguy cơ mãn kinh xảy ra sớm. Còn lại, các nguyên nhân như tình trạng sức khỏe, phẫu thuật hoặc điều trị ung thư đều không thể phòng ngừa được. 

Mãn kinh sớm có thể khiến không ít chị em phụ nữ cảm thấy lo sợ. Tuy nhiên, đây không hẳn là điều quá đáng sợ. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên để được hỗ trợ, tư vấn về sức khỏe định kỳ để có cơ thể khỏe mạnh nhất nhé. If you have any questions, please pick up the phone and contact us immediately Hotline 0936.236.283 or leave a question here to be the pharmacist's Atlantic Medical answers and advice 

Wishing you and your family good health and quality life! 

See all

New post:

Sign up for health consultation

Check your female hormone status

Related articles

[…]

...