4 kiến thức bạn cần biết về viêm nhiễm phụ khoa

4 kiến thức bạn cần biết về viêm nhiễm phụ khoa

Theo thống kê, 90% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ có thể bị viêm nhiễm phụ khỏa vào lúc một lúc nào đó. Tình trạng này gây không ít phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống chị em. Nhằm giúp chị em hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm phụ khoa, Atlantic Medical đã tổng hợp 4 điều mà chị em cần biết ngay sau đây. 

1. Viêm nhiễm phụ khoa là gì? 

Viêm nhiễm phụ khoa (nhiễm trùng phụ khoa) là tình trạng âm đạo (đôi khi là âm hộ) bị viêm do một hoặc các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm gây nên. Vi khuẩn, vi nấm sinh sôi quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của người bệnh.  

2. Dấu hiệu của viêm phụ khoa

Khi âm đạo bị viêm, cơ thể bạn sẽ bắt đầu có những dấu hiệu phản ứng khá rõ rệt, chẳng hạn như: 

  • Khí hư bất thường: Dịch tiết âm đạo có mùi hôi tanh, màu vàng nâu, vàng xanh, có bã đậu. 
  • Ngứa vùng kín, có thể kèm mụn đỏ: Tần suất ngứa nhiều hơn vào buổi tối, thậm chí xuất hiện cả những vết mụn đỏ quanh rìa âm đạo. Cơn ngứa có thể làm giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng. 
  • Đau khi quan hệ tình dục: Viêm phụ khoa khiến vùng kín trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương hơn và không được bôi trơn đầy đủ. Chị em cảm thấy cơn đau chủ yếu do âm đạo bị khô và nhạy cảm hơn. 
  • Cảm giác đau buốt khi đi tiểu: Một số chị em bị tiểu buốt do viêm nhiễm, kèm theo đó có thể là tiểu són. 
  • Chảy máu âm đạo bất thường: Viêm nhiễm phụ khoa khiến chị em dễ bị chảy máu âm đạo hơn, nhất là sau khi quan hệ. 

Ngoài những dấu hiệu kể trên, một số chị em sử dụng que thử viêm âm đạo (căn cứ theo pH ở vùng kín) để sáng lọc viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, để chẩn đoán chắc chắn bạn có bị viêm nhiễm âm đạo không thì hay đến cơ sở y tế để thăm khám. 

Khí hư có mùi hôi tanh, màu vàng xanh, vàng nâu có thể là dầu hiệu sớm của viêm phụ khoa 
Khí hư có mùi hôi tanh, màu vàng xanh, vàng nâu có thể là dầu hiệu sớm của viêm phụ khoa

3. Đối tượng và tác nhân gây viêm âm đạo 

Tùy theo từng độ tuổi mà yếu tố tác động đến viêm nhiễm phụ khoa sẽ khác nhau, bao gồm: 

Viêm âm đạo ở trẻ em

Hầu hết các bé gái bị viêm phụ khoa thường liên quan đến hệ vi khuẩn ở đường ruột. Những bé độ tuổi từ 2 – 8 tuổi có thể vệ sinh hậu môn kém như lau từ sau ra trước, không rửa tay sau khi vệ sinh… làm lây lan vi khuẩn từ vùng hậu môn đến âm đạo. 

Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ 

Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, “vùng kín” bị viêm thường gồm 3 loại phổ biến là viêm do vi khuẩn, nấm Candida và due Trichomonas. Những yếu tố liên quan đến sự phát triển của 3 loại viêm trên bao gồm: 

  • Vệ sinh vùng kín kém: Chẳng hạn như không rửa tay sau khi vệ sinh, lau từ sau ra trước, hoặc không thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ đèn đỏ. 
  • pH âm đạo bị kiềm hóa do thụt rửa với dung dịch tính kiềm trong thời gian dài hoặc thụt rửa sâu và thường xuyên, lamm mất cân bằng vi sinh vật ở vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển 
  • Lây truyền khi quan hệ tình dục bởi người mang bệnh. 
Hình ảnh viêm phụ khoa (hình dưới bên trái) 
Hình ảnh viêm phụ khoa (hình dưới bên trái

Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh có lượng estrogen giảm, làm âm đạo bị khô và mất đi yếu tố bảo vệ, từ đó dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, việc vệ sinh kém (chẳng hạn như bị liệt, nằm lâu) cũng dẫn đến viêm âm đạo.   

Nguyên nhân viêm âm đạo khác

30% trường hợp viêm âm đạo không nhiễm trùng. Đây có thể là hậu quả của phản ứng kích ứng đối với nước hoa, thuốc, dung dịch vệ sinh, vải, chất bôi trơn, màng tránh thai… Một số phụ nữ thực hiện hóa xạ trị vùng chậu cũng có nguy cơ cao mắc viêm nhiễm phụ khoa hơn. 

4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm nhiễm

Viêm nhiễm phụ khoa gây không ít khó chịu cho chị em phụ nữ. Vì thế, việc điều trị và phòng ngừa lại càng quan trọng. 

Điều trị viêm nhiễm “vùng kín” 

Đối với việc điều trị, các bác sĩ thường điều trị nguyên nhân và triệu chứng. Chẳng hạn, nếu do nhiễm vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng thì cần sử dụng thuốc điều trị tương ứng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ có thể thuốc điều trị với liệu trình và dạng dùng phù hợp (uống, đặt, bôi). 

Ngoài ra, trong thời gian điều trị, bạn cũng cần tuân thủ phác đồ cũng như điều chỉnh cách vệ sinh, tránh thụt rửa sâu âm đạo thường xuyên. Nếu viêm do kích ứng (như xà phòng, dung dịch vệ sinh…) thì cần tránh chất gây kích ứng. 

Cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa 

Vậy phải làm sao để không bị viêm nhiễm phụ khoa? Thực ra, cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa tốt nhất là giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày và cả những thời điểm đặc biệt: 

  • Vệ sinh sau khi đại tiểu tiện: Sau khi bạn đi vệ sinh xong, cần lau rửa vùng kín. Hãy dùng nước sạch vệ sinh từ trước ra sau để tránh âm đạo tiếp xúc với vi khuẩn từ hậu môn. 
  • Chọn đồ lót thấm hút mồ hôi: Những món đồ lót có tính thấm hút tốt giúp vùng kín khô thoáng, tránh bị viêm nhiễm. 
  • Thay băng vệ sinh sau 3 – 4 giờ trong kỳ kinh nguyệt: Môi trường ẩm ướt của băng vệ sinh trong kỳ kinh rất dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm. 
Vệ sinh đúng cách giúp vùng kín sạch sẽ, tránh viêm nhiễm 
Vệ sinh đúng cách giúp vùng kín sạch sẽ, tránh viêm nhiễm

Khi quan hệ, chi em cũng cần trao đổi đối tác về việc mang bao cao su. Nếu đối phương không đồng ý hoặc cơ thể họ có dấu hiệu bất thường như mụn rộp, phát ban đỏ… thì chị em nên dừng lại. 

Bên cạnh đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, hãy bổ sung thêm men vi sinh chuyên biệt cho vùng kín (VSL#Woman, Optibac…) hoặc sữa uống chứa men vi sinh để giúp hệ vi sinh âm đạo được cân bằng để phòng ngừa vi khuẩn có hại phát triển. 

Nhìn chung, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu chúng ta thăm khám sớm và biết cách phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân. Hãy trang bị cho mình những kiến thức mới nhất về sức khỏe bản thân nhé! 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Đội ngũ Dược sĩ của chúng tôi qua Hotline 0936.236.283 hoặc để lại câu hỏi here để giải đáp và tư vấn.

Chúc quý vị có sức khoẻ dồi dào và cuộc sống chất lượng!

See all

New post:

Sign up for health consultation

Check your female hormone status

Related articles

[…]

...