Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi 30 trở lên. Theo Globocan 2020, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung tại Việt Nam vào năm 2020 là 6,6/100.000 phụ nữ. Trong đó, tỷ lệ tử vong là 3,4/100.000. Việc tìm hiểu các kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng sẽ giúp hạn chế căn bệnh này. Hãy cùng Atlantic Medical tìm hiểu về loại ung thư cổ tử cung ngay bài viết dưới đây.
Ung thư cổ tử cung là sự phát triển bất thường của các tế bào ở cổ tử cung (phần kết nối tử cung với âm đạo). Các tế bào ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung nhân lên mất kiểm soát, xâm lấn, di căn sang bộ phận khác.
Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng nào cụ thể. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển, cơ thể bắt đầu có các dấu hiệu như:
Ngoài ra, người bệnh thường có dấu hiệu khác kèm theo như bị sút cân bất thường, giảm cảm giác thèm ăn.
Ung thư cổ tử cung là một trong số ít loại ung thư tìm được nguyên nhân chính gây bệnh. Ngoài ra, một số nguy cơ gây ra loại ung thư này cũng nên đề cập đến như:
Hầu hết bệnh là do virus HPV (Human Papillomavirus). HPV là virus phổ biến lây qua đường tình dục, hiện chúng ta phát hiện khoảng 14 typ HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Trong đó, HPV16 và HPV18 được xác định là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này.
Tình trạng sức khỏe yếu, hệ miễn dịch không hoạt động tốt khiến virus HPV có cơ hội phát triển trong cơ thể. Đặc biệt, những người mắc HIV/AIDS ở giai đoạn cuối, hệ miễn dịch khó phản ứng với các tác nhân bên ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho virus HPV cũng như các vi khuẩn, virus khác (bệnh cơ hội).
Nhóm thuốc diethylstilbestrol (DES) có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc. Vào những năm 1950, loại thuốc này thường dùng để ngừa sẩy thai. Các nghiên cứu gần đây phát hiện nó có liên quan đến một loại gọi là biểu mô tế bào. Tuy nhiên, hiện nay loại thuốc này ít được sử dụng.
Khi quan hệ nhiều người, nhất là không sử dụng biện pháp an toàn thì nguy cơ tiếp xúc với virus HPV rất cao, đặc biệt là ở vị thành niên.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu phát hiện chế độ ăn uống nhiều đường, dầu mỡ và ít hoạt động làm tăng nguy cơ, trong đó có ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV. Tình trạng nhiễm trùng kéo dài hơn, tạo môi trường để HPV tạo các chất độc làm biến đổi tế bào.
Một vài căn bệnh lây qua đường tình dục khác (STI) làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Những căn bệnh này bao gồm: herpes, chlamydia, lậu, giang mai và HIV/AIDS.
Để giảm nguy cơ mắc, bạn cần thực hiện:
Quá trình điều trị phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ lây lan. Phương pháp điều trị chính bao gồm: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Tùy thuộc vào các giai đoạn mà người bệnh cần một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với giai đoạn sớm nhất của ung thư, bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật, xạ trị kết hợp với hóa trị. Trong những giai đoạn sau, xạ trị kết hợp hóa trị là phương pháp chính. Còn giai đoạn muộn thường sử dụng hóa trị để làm giảm sự lây lan của tế bào ung thư.
Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu được phát hiện kịp thời, cơ hội sống được bao lâu của người bệnh vẫn rất cao. Vì thế, trước hết đừng lo lắng nhiều, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0936.236.283 hoặc để lại câu hỏi tại đây để được các dược sĩ của Atlantic Medical giải đáp và tư vấn.
Chúc quý vị cùng gia đình sức khoẻ dồi dào và cuộc sống chất lượng!
Atlantic Medical là một công ty Dược trẻ với mục tiêu cung cấp thuốc và các chế phẩm...
Kinh nguyệt chính là tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên,...
Quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi lớn...
GCN ĐKDN số 0109881571 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 10/01/2022
© 2023 Copyright by Atlantic Medical All rights reserved.