Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách sơ cứu và phòng ngừa

Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách sơ cứu và phòng ngừa

Theo Tổ chức Y tế thế giới, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tàn phế ở Việt Nam với con số hơn 200.000 người hàng năm. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tàn phế vĩnh viễn và để lại gánh nặng to lớn cho bản thân người bệnh và gia đình. Chính vì thế, nắm rõ về bệnh để tầm soát và phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng. Mời mọi người cùng Atlantic Medical tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi một phần của não bộ không được cung cấp đủ lưu lượng máu, dẫn tới các tế bào não ở khu vực đó bị thiếu oxy và chết dần. 

Bất kỳ ai cũng có thể gặp tình trạng này, từ trẻ em đến người trưởng thành và người lớn tuổi. Tuy nhiên, đột quỵ thường phổ biến với người ở độ tuổi lớn hơn, độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay là khoảng 65 tuổi.

Đột quỵ phổ biến hơn với người già, phần lớn xảy ra ở những người trên 65 tuổi.
Đột quỵ phổ biến hơn với người già, phần lớn xảy ra ở những người trên 65 tuổi.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Có 2 nguyên chính gây đột quỵ não: tắc mạch (đột quỵ thiếu máu cục bộ) và vỡ mạch (đột quỵ xuất huyết). Ngoài ra, một số người có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não (cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua) mà không gây ra các triệu chứng kéo dài.

Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Đây là loại phổ biến nhất, xảy ra khi các mạch máu của não bị thu hẹp lại hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu nghiêm trọng. Tình trạng này do chất béo tích tụ trong mạch máu hoặc do huyết khối di chuyển từ tim và đọng lại trong các mạch máu não.

Đột quỵ xuất huyết

Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một hoặc nhiều mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc vỡ. Các yếu tố liên quan đến đột quỵ xuất huyết bao gồm:

  • Huyết áp cao không kiểm soát
  • Phình động mạch
  • Lạm dụng thuốc chống đông máu
  • Chấn thương nặng
  • Bệnh lý mạch máu não
  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ dẫn đến xuất huyết

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (hay còn gọi là cơn đột quỵ nhỏ) là một giai đoạn tạm thời của các triệu chứng tương tự như các triệu chứng trong đột quỵ và không gây tổn thương vĩnh viễn. Giống như tắc mạch, cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua xảy ra khi huyết khối tạm thời làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu đến một phần của hệ thần kinh. Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ toàn diện sau này.

Dấu hiệu cơn đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng khẩn cấp, mỗi giây đối với bệnh nhân đều có giá trị. Chính vì vậy, phát hiện sớm bệnh nhân đột quỵ là rất cần thiết.

Các dấu hiệu báo trước và triệu chứng của đột quỵ:

  • Mất thăng bằng, khó đi lại hoặc vấp ngã
  • Đau đầu, chóng mặt đột ngột, dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa
  • Nhìn mờ, đen hoặc nhìn đôi ở một hay cả hai mắt
  • Khó nói, nói ngọng, gặp khó khăn trong việc lựa chọn từ ngữ và hiểu lời người khác
  • Yếu cơ, liệt cơ đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể

Sơ cứu đột quỵ

Bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu càng sớm sẽ càng giúp giảm thiểu tỷ lệ tổn thương nghiêm trọng đến não bộ. Điều này cần sự can thiệp của các bác sĩ chuyên môn cao. Tuy nhiên, trong quá trình chờ cấp cứu đến thì việc sơ cứu đột quỵ tại chỗ đúng cách là điều vô cùng quan trọng.

Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, hãy nhanh chóng sơ cứu bằng cách:

  • Gọi điện thoại cấp cứu 115
  • Để bệnh nhân nằm yên, nâng đầu cao 30 độ, nới rộng quần áo
  • Mở phần cổ áo kiểm tra hô hấp bệnh nhân, trường hợp bệnh nhân ngừng tim cần tiếp hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực
  • Dùng khăn quấn quanh ngón tay trỏ và lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh
  • Trường hợp bệnh nhân nôn, để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để phòng tránh sặc đường thở
  • Trường hợp bệnh nhân co giật phải lấy đũa hoặc đồ vật tương tự đã được quấn vải để ngáng ngang miệng, tránh cho bệnh nhân cắn vào lưỡi
  • Ghi lại thời điểm bệnh nhân khởi phát biểu hiện đột quỵ và những loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng hoặc mang theo nếu có

Khi thực hiện sơ cứu đột quỵ tại nhà, tuyệt đối không cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì, không cạo gió, không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của bệnh nhân.

Phát hiện sớm và sơ cứu đột quỵ giúp giảm thiểu tỷ lệ tổn thương nghiêm trọng đến não bộ
Phát hiện sớm và sơ cứu đột quỵ giúp giảm thiểu tỷ lệ tổn thương nghiêm trọng đến não bộ

Phòng ngừa đột quỵ

Nắm rõ các nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc phù hợp, đúng cách là những bước tốt nhất để tầm soát và ngăn ngừa. Nhìn chung, các khuyến nghị về cách phòng ngừa bao gồm:

Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Giảm lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống: Tiêu thụ ít cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá có thể làm giảm sự tích tụ trong các mạch máu và giảm khả năng tắc nghẽn mạch. Trường hợp bạn không thể kiểm soát cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giảm cholesterol cho bạn.
  • Ăn nhiều rau củ và trái cây: Thực đơn hàng ngày giàu rau củ và trái cây hoặc dầu ô liu, các loại hạt hay ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng lớn trong việc giảm nguy cơ.
  • Hạn chế đồ uống chứa cồn: Uống quá nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tắc mạch và vỡ mạch. Tuy nhiên, uống một lượng rượu nhỏ, khoảng 1 ly mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa tắc mạch và giảm xu hướng tạo huyết khối. 
  • Bỏ hút thuốc lá: Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ cho chính người hút và những người hít phải khói thuốc. Vì vậy, hãy ngừng hút thuốc lá ngay bây giờ để giảm nguy cơ đột quỵ cho bản thân và cộng đồng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe là cách tốt nhất để giảm cân, hạ huyết áp, kiểm soát tiểu đường, tăng lượng cholesterol có lợi và cải thiện sức khoẻ tim mạch, giúp giảm nguy cơ về nhiều mặt.
  • Kiểm soát tốt cân nặng, bệnh tăng huyết áp và tiểu đường: Thừa cân, béo phì hay huyết áp cao, tiểu đường là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến đột quỵ. Bạn nên nghe lời khuyên từ các bác sĩ hoặc người có chuyên môn để có một liệu pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp.

Thuốc phòng ngừa đột quỵ

Nếu bạn thường xuyên hoạt động trí óc mệt mỏi, căng thẳng, có triệu chứng suy giảm trí nhớ, tăng huyết áp, mỡ máu cao hay từng bị tình trạng này do thiếu máu cục bộ hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, các bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một số loại thuốc sau để giảm nguy cơ:

  • Thuốc chống tiểu cầu: Thuốc chống tiểu cầu được sử dụng phổ biến nhất là aspirin, liều aspirin phù hợp khiến các tế bào máu ít dính và ít có khả năng tạo huyết khối hơn.
  • Thuốc chống đông máu: Điển hình là nattokinase – một loại enzym chiết xuất từ đậu tương lên men, có tác dụng đặc biệt trong việc phân giải huyết khối, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, giảm mỡ máu và xơ vữa động mạch, từ đó giảm nguy cơ xảy ra cơn đột quỵ.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0936.236.283 hoặc để lại câu hỏi tại đây để được các dược sĩ của Atlantic Medical giải đáp và tư vấn.

Chúc quý vị cùng gia đình sức khoẻ dồi dào và cuộc sống chất lượng!

Xem tất cả

Bài viết mới nhất:

Đăng ký tư vấn sức khỏe

Kiểm tra tình trạng nội tiết tố nữ của bạn

Bài viết liên quan

Atlantic Medical là một công ty Dược trẻ với mục tiêu cung cấp thuốc và các chế phẩm...

Kinh nguyệt chính là tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên,...

Quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi lớn...