Ước tính khoảng 80% phụ nữ mất cân bằng nội tiết tố do nồng độ Estrogen, Progesterone, Testosterone, Hormone tuyến giáp thấp gây ảnh hường đến sức khỏe. Sự thay đổi nội tiết tố xảy ra một cách tự nhiên do quá trình chuyển đổi như dậy thì, tiền mãn kinh, mãn kinh, thói quen lối sống không lành mạnh, môi trường tác động. Mất cân bằng nội tiết tố dễ dẫn đến dậy thì sớm hoặc lão hóa sớm (1). Vậy làm thế nào để cân bằng nội tiết tố để cải thiện sức khỏe? Bài viết sau sẽ chia sẻ cụ thể hơn về 8 cách bổ sung nội tiết tố nữ hiệu quả cao có thể bạn chưa biết!
Nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ là hormone estrogen, progesterone. Dù testosterone là nội tiết tố nam nhưng cơ thể phụ nữ cũng sản xuất một lượng nhỏ hormone này.
Estrogen là nội tiết tố nữ chính được sản xuất từ buồng trứng nhưng một lượng nhỏ được sản xuất ở tuyến thượng thận, tế bào mỡ, đặc biệt nhau thai cũng tạo ra estrogen khi mang thai. (2)
Estrogen có vai trò quan trọng trong sự phát triển sinh sản, tình dục như: tuổi dậy thì, giai đoạn hành kinh, khi mang thai, mãn kinh. Estrogen cũng ảnh hưởng đến: não, tim mạch, tóc, cơ xương, da, tiết niệu. Nồng độ estrogen được xác định bằng xét nghiệm máu, tính bằng picogram trên mililit (pg/mL) như:
Nữ trưởng thành, tiền mãn kinh: 15-350 pg/mL.
Nữ trưởng thành, sau mãn kinh: <10 pg/mL.
Mức độ estrogen sẽ thay đổi nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt.
Progesterone: buồng trứng sản xuất hormone sinh dục nữ progesterone sau khi rụng trứng, khi mang thai.
Vai trò của progesterone: chuẩn bị niêm mạc tử cung cho trứng đã thụ tinh, hỗ trợ quá trình mang thai, ức chế sản xuất estrogen sau khi rụng trứng. Nồng độ progesterone có thể được xác định bằng xét nghiệm máu, tính bằng nanogam trên mililit (ng/mL):
Giai đoạn Nồng độ progesterone
Trước tuổi dậy thì 0,1 – 0,3 ng/mL
Trong giai đoạn đầu tiên (nang trứng) của chu kỳ kinh nguyệt 0,1 – 0,7 ng/mL.
Khi rụng trứng (giai đoạn hoàng thể của chu kỳ) 2 – 25 ng/mL
3 tháng đầu thai kỳ 10 – 44 ng/mL
3 tháng giữa thai kỳ 19,5 – 82,5 ng/mL
3 tháng cuối thai kỳ 65 – 290 ng/mL
Testosterone: lượng nhỏ testosterone đến từ tuyến thượng thận, buồng trứng. Testosterone có vai trò quan trọng trong một số chức năng của cơ thể như: ham muốn tình dục, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, sức mạnh của xương, cơ bắp. Xét nghiệm máu có thể xác định mức testosterone, phạm vi bình thường với nữ là 15 – 70 nanogam trên decilit (ng/dL).
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không?
Có. Rối loạn nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất gồm các phản ứng hóa học trong các tế bào của cơ thể giúp biến đổi thức ăn thành năng lượng. Nhiều hormone, quá trình khác nhau liên quan đến quá trình trao đổi chất.
Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố
Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhịp tim chậm hoặc nhanh, mệt mỏi, táo bón, tiêu chảy hoặc đi tiêu thường xuyên.
Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bao gồm: nhịp tim chậm hoặc nhanh, tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, táo bón, tiêu chảy hoặc đi tiêu thường xuyên, tê và ngứa ran trong tay. (3)
Mức cholesterol trong máu cao hơn bình thường, trầm cảm hoặc lo lắng.
Không thể chịu được nhiệt độ lạnh hoặc ấm.
Da, tóc khô, thô.
Da mỏng, ẩm.
Phân bố mỡ cơ thể không đều.
Da sẫm màu ở nách hoặc 2 bên cổ.
Khát nước, đi tiểu thường xuyên.
Khi nào cần bổ sung nội tiết tố nữ?
Bổ sung nội tiết tố nữ cần được xem xét trong một số trường hợp nhất định. Dưới đây là một số tình huống cần xem xét bổ sung nội tiết tố nữ:
1. Ăn nhiều, tăng cân
Thay đổi nội tiết tố có thể gây tăng cân, đặc biệt trong gia đoạn mãn kinh. Khi thấy cơ thể xanh xao hoặc khó chịu, lượng estrogen giảm xuống sẽ khiến ăn nhiều hơn, ảnh hưởng đến mức độ hormone leptin.
2. Giảm cân đột ngột
Tuyến giáp giúp kiểm soát tốc độ cơ thể biến thức ăn thành nhiên liệu, tác động đến nhịp tim, nhiệt độ trong cơ thể. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều kích thích tố hoặc không tạo ra đủ sẽ khiến cân nặng giảm xuống.
3. Kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt của nữ thường sau khoảng 21 – 35 ngày. Có nhiều nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể do một số hormone estrogen, progesterone quá cao hoặc quá thấp. Đặc biệt, kinh nguyệt không đều thường xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh, thời gian trước khi mãn kinh ở độ tuổi 40 – 50 tuổi. Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều cũng có thể do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
4. Gặp vấn đề về giấc ngủ
Nếu không ngủ đủ giấc hoặc ngủ không ngon cũng ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Nồng độ estrogen thấp sẽ gây nóng trong người, đổ mồ hôi đêm khiến khó ngủ.
5. Mụn trứng cá mãn tính
Nổi mụn trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt là điều bình thường nhưng mụn không hết do các vấn đề về nội tiết tố. Sự dư thừa nội tiết tố nam testosterone trong cơ thể nữ có thể khiến tuyến dầu của hoạt động quá sức. Androgen cũng ảnh hưởng đến các tế bào da trong và xung quanh nang lông làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra mụn trứng cá.
6. Da khô
Sự thay đổi nội tiết tố khiến da khô, đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh, khi da bắt đầu mỏng đi một cách tự nhiên, không thể giữ được nhiều độ ẩm như trước đây. Ngoài ra, vấn đề về tuyến giáp cũng khiến da khô.
7. Hội chứng sương mù não
Thay đổi về estrogen, progesterone khiến não khó ghi nhớ mọi thứ hơn. Estrogen tác động đến các hóa chất trong não gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Các vấn đề về trí nhớ đặc biệt phổ biến trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.
8. Vấn đề về bụng
Ruột có các tế bào nhỏ thụ thể phản ứng với estrogen, progesterone. Khi các hormone này cao hơn hoặc thấp hơn bình thường sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Nếu cơ thể gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc mụn trứng cá, mệt mỏi, lượng hormone sẽ giảm sút.
9. Mệt mỏi liên tục
Mệt mỏi triệu chứng phổ biến nhất của sự mất cân bằng nội tiết tố. Progesterone dư thừa có thể khiến buồn ngủ. Nếu tuyến giáp tạo ra quá ít hormone tuyến giáp sẽ làm cạn kiệt năng lượng trong cơ thể.
10. Đổ mồ hôi đêm
Lượng estrogen thấp gây đổ mồ hôi đêm, nhất là khi bắt đầu mãn kinh.
11. Thay đổi tâm trạng, trầm cảm
Sự suy giảm hormone hoặc sự thay đổi nhanh chóng về mức độ của chúng có thể gây ra thay đổi tâm trạng, trầm cảm. Estrogen ảnh hưởng đến các hóa chất quan trọng trong não như: serotonin, dopamine, norepinephrine.
12. Rụng tóc và tóc mỏng
Khi các hormone như estrogen giảm xuống, những hormone khác trong cơ như testosterone cũng dễ gây tóc mỏng hoặc rụng tóc. Rụng tóc xảy ra nhiều khi mang thai, mãn kinh hoặc sau khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai.
13. Nhức đầu
Trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, khi lượng estrogen đang suy giảm sẽ gây đau đầu thường xuyên hoặc những cơn đau đầu thường xuất hiện vào cùng một thời điểm mỗi tháng cho thấy mức độ hormone đang thay đổi.
14. Khô âm đạo
Nếu nồng độ estrogen giảm do mất cân bằng nội tiết tố sẽ làm giảm dịch âm đạo, gây ra tình trạng căng tức.
15. Giảm ham muốn tình dục
Nếu mức testosterone của bạn thấp hơn bình thường sẽ giảm ham muốn tình dục hơn bình thường.
16. Thay đổi vú
Sự sụt giảm estrogen sẽ làm cho mô vú kém dày đặc hơn. Sự gia tăng hormone làm dày mô này, thậm chí gây ra các khối u hoặc u nang.
17. Khát nước
Cả estrogen, progesterone đều ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể. Khát nước cũng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không sản xuất đủ hormone chống lợi tiểu (ADH), giúp giữ lượng nước tốt cho sức khỏe dễ gây ra bệnh đái tháo nhạt.
Cách bổ sung nội tiết tố nữ
Có nhiều cách bổ sung nội tiết tố nữ thông qua thực phẩm và thuốc, bao gồm:
1. Bơ
Trong trái bơ chứa một hàm lượng lớn chất xơ, chất béo lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, khắc phục các vấn đề lão hóa da, duy trì cân nặng cân đối. Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng ¼ quả bơ rất tốt cho sức khỏe.
trái bơ tốt cho nội tiết tố
Trong trái bơ chứa một hàm lượng lớn chất xơ, chất béo lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tốt cho nội tiết tố.
2. Các loại hạt
Hạnh nhân có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều hạnh nhân vì chứa hàm lượng calo cao dễ gây tăng cân.
Hạt vừng chứa nhiều chất xơ, giàu phytoestrogen làm tăng hoạt động của estrogen, cải thiện mức cholesterol trong máu. Thường xuyên ăn hạt vừng sẽ làm tăng hoạt động của estrogen ở nữ mãn kinh. (4)
3. Cá béo
Một số loại cá béo như cá thu, cá hồi… giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện nội tiết tố nữ. Trong cá béo có giàu omega-3 giúp ngừa hội chứng buồng trứng đa nang (nguyên nhân dẫn tới sự mất cân bằng nội tiết tố), điều hòa kinh nguyệt.
4. Bắp cải
Bông cải xanh, bắp cải, cải bẹ xanh giàu phytoestrogen tốt cho cơ thể giúp cân bằng nội tiết tố nữ.
5. Thịt gà
Ức gà giàu protein, ít chất béo. Chế độ ăn giàu protein thúc đẩy quá trình tiết hormone leptin mang lại cảm giác no. Thịt gà cũng có tác dụng tích cực đối với các hormone insulin, estrogen giúp xây dựng cơ bắp sau khi tập luyện, giúp cân bằng nội tiết tố nữ.
6. Trứng
Vitamin choline chứa trong trứng có tác dụng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine ở cơ thể người tốt cho não, hoạt động của hệ thần kinh, giúp nhớ lâu hơn. Trứng còn cung cấp axit béo omega-3, chất béo chống viêm hỗ trợ não bộ, đảm bảo hệ thần kinh ổn định từ đó kiểm soát căng thẳng hiệu quả.
7. Thuốc bổ sung nội tiết tố nữ
Có nhiều thuốc bổ sung nội tiết tố nữ giúp cân bằng nội tiết, bao gồm:
Hormone kiểm soát sinh sản: với người không mang thai, các loại thuốc có chứa các dạng estrogen, progesterone giúp điều chỉnh các triệu chứng, chu kỳ kinh nguyệt không đều. Biện pháp tránh thai với các dạng như: thuốc viên, miếng dán, thuốc tiêm, dụng cụ tử cung.Ngủ đủ giấc: ngủ đủ giấc giúp cơ thể duy trì lượng hormone khỏe mạnh cần thiết để thực hiện các chức năng quan trọng.
Tránh căng thẳng: căng thẳng cao độ khiến cơ thể sản xuất quá nhiều hormone căng thẳng cortisol, adrenaline. Hormone căng thẳng dư thừa sẽ gây mất cân bằng hormone tác động tiêu cực đến mức estrogen.
Tập thể dục vừa đủ: giúp điều chỉnh lượng mỡ trong cơ thể, ngủ ngon hơn.
Hạn chế uống rượu: rượu sẽ làm tăng nồng độ estrogen. Theo thời gian, tiếp xúc quá nhiều với estrogen sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Tập thói quen ăn uống tốt: theo dõi lượng thức ăn để giúp cân bằng nội tiết tố. Giảm thực phẩm có đường, ăn thực phẩm giàu chất xơ, chất béo lành mạnh (chất béo có trong dầu ô liu, các loạt hạt, cá…) sẽ giúp cân bằng nội tiết tố ổn định hơn.
Atlantic Medical là một công ty Dược trẻ với mục tiêu cung cấp thuốc và các chế phẩm...
Kinh nguyệt chính là tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên,...
Quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi lớn...
GCN ĐKDN số 0109881571 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 10/01/2022
© 2023 Copyright by Atlantic Medical All rights reserved.